Giải Bài 9. Trước cổng trời VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc hai đoạn văn trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 47 - 48) và trả lời câu hỏi. a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
LTVC 1
Giải Câu 1 trang 33 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc hai đoạn văn trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một , trang 47 - 48) và trả lời câu hỏi.
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai đoạn văn và tìm nét nghĩa giống và gần giống giữa các từ in đậm đã cho.
Lời giải chi tiết:
a. Những từ in đậm trong đoạn văn có nghĩa giống nhau:
-
Đoạn 2: ban mai , sáng sớm đều chỉ thời điểm buổi sáng, khi mặt trời mới mọc.
b. Những từ in đậm trong đoạn văn có nghĩa gần giống nhau
Đoạn 1: các từ khuân , tha , vác , lôi , đẩy , nhấc có nghĩa gần giống nhau nhưng có những nét nghĩa khác nhau:
-
Khuân : mang vật gì đó một cách nặng nhọc.
-
Tha : mang vật gì đó mà không nhất thiết là nặng.
-
Vác : mang vật gì đó trên vai hoặc lưng.
-
Lôi : kéo vật gì đó đi theo hướng mình.
-
Đẩy : dùng lực để làm vật gì đó di chuyển ra xa.
-
Nhấc : nâng vật gì đó lên khỏi mặt đất.
LTVC 2
Giải Câu 2 trang 33 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau trong mỗi nhóm từ sau:
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để làm bài.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau trong mỗi nhóm từ sau:
a. chăm chỉ , cần cù , sắt đá, siêng năng , chịu khó
b. non sông , đất nước , núi non, giang sơn , quốc gia
c. yên bình , tĩnh lặng , thanh bình , bình tĩnh, yên tĩnh
LTVC 3
Giải Câu 3 trang 33 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Những thành ngữ nào trong bài tập 3 (SHS, Tiếng Việt 5, tập một, trang 48) chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
- Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa:
- Các từ đồng nghĩa:
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để làm bài.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
- Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa:
-
Thức khuya dậy sớm
-
Ngăn sông cấm chợ
-
Thay hình đổi dạng
- Các từ đồng nghĩa:
-
thức - dậy
-
ngăn - cấm
-
hình - dạng
-
thay - đổi
LTVC 4
Giải Câu 4 trang 34 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn ¹ (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá ² (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất ³ (no nê/ no đủ) nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian ⁴ (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
( Theo Vũ Hùng)
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để làm bài.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
-
Bắt đầu
-
Tươi tốt
-
No đủ
-
Đói khát
LTVC 5
Giải Câu 5 trang 34 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây. Đặt câu với 2 trong số các từ trong mỗi nhóm.
a. to lớn:
Đặt câu:
b. bé nhỏ:
Đặt câu:
c. Nhân ái:
Đặt câu:
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để làm bài.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
a. Các từ đồng nghĩa với từ to lớn : Khổng lồ, rộng lớn, lớn lao, đồ sộ, …
Đặt câu:
-
Tôi rất bất ngờ trước căn nhà rộng lớn của Andrea.
-
Cây bao báp ở châu Phi có thân cây khổng lồ , chu vi gốc cây từ 22 - 35 m.
b. Các từ đồng nghĩa với từ bé nhỏ: nhỏ xíu, bé xíu, nhỏ nhắn, …
Đặt câu:
-
Chiếc nhẫn này thật nhỏ nhắn, vừa vặn với ngón tay của cô ấy.
-
Con mèo con nhỏ xíu này rất đáng yêu và luôn quấn quít bên cạnh Misa.
c. Các từ đồng nghĩa với từ nhân ái: nhân hậu, thương người, tốt bụng, nhân từ, …
Đặt câu:
-
Hoa là một cô bé tốt bụng , luôn giúp đỡ bạn bè.
-
Ông bà thường dạy con cháu phải sống nhân hậu , luôn giúp đỡ người khó khăn.
Viết 1
Giải Câu 1 trang 35 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc bài văn Đà Lạt ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 49) và trả lời câu hỏi.
a. Bài văn tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Mở bài |
- Từ đầu đến: - Nội dung chính: |
Thân bài |
- Tiếp theo đến: - Nội dung chính: |
Kết bài |
- Phần còn lại - Nội dung chính: |
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự:
Từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh:
Vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi |
Vị trí địa lí |
|
Khí hậu |
||
Cảnh vật |
- Thác nước: M: như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. - Dòng suối (suối Vàng): - Rừng thông: - Bầu trời: - Những hồ nước: |
|
Vẻ đẹp do con người tạo nên |
Vườn hoa |
M: như khoác cho thành phố Đà Lạt xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ. |
Vườn rau |
d. Chép lại các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. Theo em, trong bài văn này, biện pháp so sánh, nhân hóa có tác dụng gì?
- Các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa:
- Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài:
e. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Bài văn trên tả cảnh Đà Lạt.
b.
Mở bài |
- Từ đầu đến “thông mơ màng”. - Nội dung chính: giới thiệu về thành phố Đà Lạt. |
Thân bài |
- Tiếp theo đến “dễ chịu vô cùng”. - Nội dung chính: Tả lần lượt từng phần của thành phố Đà Lạt. |
Kết bài |
- Phần còn lại. - Nội dung chính: Nêu nhận xét, cảm nghĩ của tác giả. |
c.
Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự không gian.
Từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh:
Vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi |
Vị trí địa lí |
Độ cao 1 500 mét so với mặt nước biển |
|
Khí hậu |
Mát mẻ quanh năm |
||
Cảnh vật |
- Thác nước: M: như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. - Dòng suối (suối Vàng): đổ ào ào, chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi. - Rừng thông: cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn. - Bầu trời: không chút gợn mây, luôn thắm xanh màu ngọc bích. - Những hồ nước: trong suốt như pha lê. |
||
Vẻ đẹp do con người tạo nên |
Vườn hoa |
Muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ. |
M: như khoác cho thành phố Đà Lạt xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ. |
Vườn rau |
Xanh tươi |
d.
- Các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa:
-
Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ.
-
Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiếu xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê
-
Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ.
- Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài:
-
Giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của Đà Lạt.
-
Cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi hơn với người đọc.
-
Gợi cho người đọc những cảm xúc về Đà Lạt.
e. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc:
-
cảnh đẹp đến nao lòng
-
cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm
-
làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng
-
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”
Viết 2
Giải Câu 2 trang 37 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Theo em, cần lưu ý những điều gì khi viết bài văn tả phong cảnh.
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Phong cảnh được miêu tả:
-
Chọn cảnh đẹp, tiêu biểu và có sức gợi cảm. Phong cảnh nên có sự đa dạng về màu sắc, âm thanh, và không gian để tạo cảm giác sống động cho người đọc.
- Bố cục bài văn:
-
Bài văn cần có một phần mở bài giới thiệu phong cảnh, một phần thân bài tả chi tiết về phong cảnh và một phần kết bài để tóm tắt và làm nổi bật lại vẻ đẹp của phong cảnh.
- Trình tự miêu tả:
-
Miêu tả theo một trật tự logic để người đọc dễ hình dung. Ví dụ, từ tổng quát đến chi tiết, từ xa đến gần, hoặc từ trên xuống dưới. Trình tự miêu tả cần rõ ràng để tạo sự mạch lạc cho bài văn.
- Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả:
-
Chọn cảnh vật có ý nghĩa đặc biệt hoặc gợi cảm xúc mạnh mẽ để tăng tính thú vị và sức lôi cuốn của bài văn. Đồng thời, cũng cần chọn các cảnh vật phù hợp với đề tài và mục đích viết.
- Cách làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh:
-
Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa để tạo hình ảnh sống động và gợi cảm.
-
Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm để miêu tả màu sắc, âm thanh, và cảm giác của phong cảnh. Điều này giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và sự quyến rũ của cảnh vật được miêu tả.
Vận dụng 1
Giải Câu 1 trang 38 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Ghi lại một số thông tin về đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo, …) em đã sưu tầm được.
- Tên bài:
- Tác giả:
- Những câu văn hoặc đoạn văn tả cảnh em thấy hay, thú vị:
Phương pháp giải:
Em tìm những đoạn văn hoặc bài văn hay và ghi lại thông tin.
Lời giải chi tiết:
- Tên bài: Hai đứa trẻ
- Tác giả: Thạch Lam
- Những câu văn hoặc đoạn văn tả cảnh em thấy thú vị:
-
Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
-
Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
Vận dụng 2
Giải Câu 2 trang 38 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Ghi lại tên một số sách báo khoa học về động vật hoang dã mà em đã tìm đọc.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc một số sách, báo khoa học về động vật hoang dã rồi ghi lại tên.
Lời giải chi tiết:
Một số sách, báo khoa học về động vật hoang dã:
- Cuốn sách "Thế giới động vật hoang dã Việt Nam" của Nguyễn Xuân Dũng: giới thiệu về các loài động vật hoang dã đặc trưng của Việt Nam, từ động vật có vú đến chim, bò sát và côn trùng.
- Cuốn sách “Đa dạng sinh học của Việt Nam” của Lê Xuân Cảnh: Sách này tổng hợp thông tin về sự đa dạng sinh học của Việt Nam, bao gồm cả các loài động vật và thực vật.