Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 1 - Đánh giá cuối kì SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Tải vềGiải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 1 - Đánh giá cuối kì SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Phần A
A. Đọc
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
ĐÀN MƯA CON
Đám mây đen trĩu nặng Cúi mình xuống thấp dần Cho đến khi rạn vỡ Sinh ra triệu đứa con. Đàn mưa con bé tí Trong trẻo như giọt sương Vừa mới rời xa mẹ Đã can đảm xuống đường. |
Giọt đậu vào cành khế Giọt thấm xuống cánh đồng Giọt bay trên mái phố Nhảy dù xuống dòng sông. Sau nhiều ngày trôi nổi Đi du lịch khắp nơi Chúng gặp nhau ở biển Làm sóng trắng trùng khơi... (Phi Tuyết Ba) |
a. Trong bài thơ, những giọt mưa được gọi là gì?
b. Giọt mưa rơi xuống những đâu?
Phương pháp giải:
a. Em đọc nhan đề và khổ thơ thứ 2.
b. Em đọc kĩ khổ thơ 3, 4
Lời giải chi tiết:
a. Trong bài thơ, những giọt mưa được gọi là đàn mưa con.
b. Những nơi mà giọt mưa rơi xuống là: cành khế, cánh đồng, mái phố, dòng sông, biển.
Câu 2
Câu 2: Đọc hiểu
CỎ VÀ LÚA
Ngày xưa, Cỏ và lúa là hai chị em ruột, dáng dấp giống hệt nhau. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng, mỗi người một cánh đồng.
Lúa chăm chỉ hứng nắng, đón gió, tích luỹ chất màu từ đất, làm ra những hạt thóc vàng. Còn cỏ, chỉ mải đùa nghịch với những giọt sương long lanh đọng trên lá. Dần dần, cỏ ốm o gầy còm, chẳng làm ra sản phẩm gì có ích.
Một hôm, lúa mời cỏ và bạn bè tới chơi. Sau khi ăn uống đủ đầy, cỏ lăn ra ngủ. Thấy nhà của chị lúc sáng sủa, mát mẻ, cỏ xin ở lại. Lúa vốn hiền lành và thương em, nên đã đồng ý. Từ đấy, cỏ sống chung với lúa. Cỏ còn dựa dẫm vào những người láng giềng nhưng ngô, khoai, sắn,... Cho đến bây giờ, tính tình cỏ vẫn không thay đổi. Chẳng ai ưa cải tính lười nhác của cỏ.
(Theo Nguyên Anh)
Trả lời câu hỏi
a. Trong câu chuyện, lúa và cỏ có mối quan hệ như thế nào?
□ Là bạn của nhau
□ Là hai chị em ruột
□ Là láng giềng của nhau
b. Sau một thời gian ra ở riêng, cỏ và lúc khác nhau như thế nào?
c. Vì sao lúc làm ra được sản phẩm có ích?
□ Vì lúa chăm chỉ
□ Vì lúa hiền lành
□ Vì lúa ở nơi sáng sủa
d. Vì sao có không được ai ưa thích?
e. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô vuông.
Cỏ: - Chị lúa ơi, chị cho em ở lại nhà chị được không □
Lúa: - Ừ, em ở lại đây, chị em mình sẽ cùng nhau làm việc □
Cỏ: - Cảm ơn chị nhé □
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên
b. Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
c. Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai
d. Em đọc đoạn văn cuối cùng
e. Em chú ý:
- Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi, câu nêu điều thắc mắc cần giải đáp
- Dấu chấm than: Đặt cuối câu bày tỏ cảm xúc hoặc câu yêu cầu, đề nghị
- Dấu chấm: Đặt cuối câu kể.
Lời giải chi tiết:
a. Trong câu chuyện, lúa và cỏ có mối quan hệ chị em ruột.
b.
c. Lúa làm ra được những sản phẩm có ích là bởi vì lúa chăm chỉ và lúa ở nơi sáng sủa.
d. Cỏ không được ai ưa thích là bởi vì cỏ lười biếng.
e.
Cỏ: - Chị lúa ơi, chị cho em ở lại nhà chị được không ?
Lúa: - Ừ, em ở lại đây, chị em mình sẽ cùng nhau làm việc .
Cỏ: - Cảm ơn chị nhé !
Phần B
B. VIẾT
Câu 1: Nghe – viết: Cỏ và lúa (từ Lúa chăm chỉ đến có ích ).
Cỏ và lúa
Lúa chăm chỉ hứng nắng, đón gió, tích luỹ chất màu từ đất, làm ra những hạt thóc vàng. Còn cỏ, chỉ mải đùa nghịch với những giọt sương long lanh đọng trên lá. Dần dần, cỏ ốm o gầy còm, chẳng làm ra sản phẩm gì có ích.
Câu 2
Câu 2: Viết 3 – 4 câu kể một việc làm tốt của em ở nhà hoặc ở trường.
G:
- Việc tốt em đã làm là việc gì?
- Em làm việc đó ở đâu, khi nào?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi làm việc đó?
Lời giải chi tiết:
* Bài tham khảo 1:
Cuối tuần vừa rồi em đã làm được một việc tốt. Khi đứng ở ngã tư, em đã gặp một cụ già. Vì cụ không biết cách làm sao để sang bên kia đường nên em đã dắt tay cụ sang đường. Sau đó, cụ đã nắm lấy tay em và cảm ơn em. Em cảm thấy rất vui khi đã làm được một việc tốt dù là vô cùng nhỏ bé.