Giải Bài tập 1 trang 3 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tải vềĐọc lại văn bản Thánh Gióng trong SGK (tr. 6 - 8) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi bài tập 1 SBT trang 3 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức tập 2
Đọc lại văn bản Thánh Gióng trong SGK (tr. 6 - 8) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Nêu khái quát những điều phi thường, kì lạ gần với nhân vật Thánh Gióng trong truyện kể.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Thánh Gióng trong SGK trang 6-8
Lời giải chi tiết:
Những điều phi thường, kì lạ gần với nhân vật Thánh Gióng:
- Sự ra đời của Thánh Gióng hoàn toàn không giống sự ra đời của một người bình thường (Thánh Gióng được sinh hạ bởi một người đàn bà hiếm muộn, đã luống tuổi; Thánh Gióng là kết quả của cuộc thụ thai khác thường; người mẹ mang thai Thánh Gióng trong mười hai tháng).
- Quá trình lớn lên của Thánh Gióng hết sức đặc biệt (đến tận khi ba tuổi vẫn không biết cười, biết nói; không nhích đi được bước nào; chỉ mở miệng khi nghe tin sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước).
- Thánh Gióng “lớn nhanh như thổi” sau hôm gặp sứ giả, khiến bà con làng xóm phải “gom góp gạo thóc để nuôi”.
- Vũ khí và vật dụng mà Thánh Gióng yêu cầu chuẩn bị cho mình đều làm bằng sắt.
- Thánh Gióng đã thể hiện sức mạnh thần thánh khi đánh giặc, khiến giặc tan vỡ.
- Chi tiết “chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” muốn nói đến sự trỗi dậy kì điệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt.
- Chi tiết Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời càng nhấn mạnh thêm bản chất phi thường và tính chất chức năng của hình tượng nhân vật này. Thánh Gióng như là hiện thân của lực lượng hộ quốc tiềm ẩn mà người dân Việt luôn tin tưởng. Lực lượng ấy không dễ nhận biết bằng con mắt trần tục. Nó sẽ chứng tỏ sức mạnh khi cần thiết, sau đó biến đi, hoà lẫn vào những giá trị tinh thần bất tử khác của dân tộc.
Câu 2
Chi tiết nào được kể trong văn bản gây cho em nhiều ấn tượng hơn cả? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về chi tiết đó.
Phương pháp giải:
Em hãy tuỳ chọn chi tiết mà mình muốn chia sẻ cảm nhận. Khi nói về chi tiết đã chọn ấy, nên quan tâm làm rõ ý nghĩa biểu trưng của nó
Lời giải chi tiết:
Một vài chi tiết đáng chú ý:
- Câu nói thứ hai thốt ra từ miệng Thánh Gióng không phải câu vòi mẹ, đòi ăn mà là câu nhận sứ mệnh đánh giặc. Rõ ràng Thánh Gióng không phải là người thường, Thánh Gióng sinh ra để thực hiện chức năng cứu giống nòi, dân tộc trước hoạ xâm lăng. Câu nói của Thánh Gióng phản ánh tình thế tồn tại rất đặc biệt và khả năng vượt lên tình thế đó của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
- Chi tiết “chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” muốn nói đến sự trỗi dậy kỳ diệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt.
- Chi tiết Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời càng nhấn mạnh thêm bản chất phi thường và tính chất chức năng của hình tượng nhân vật này. Thánh Gióng như là hiện thân của lực lượng hộ quốc tiềm ẩn mà người dân Việt Nam luôn tin tưởng. Lực lượng ấy không dễ nhận biết bằng con mắt trần tục. Nó sẽ chứng tỏ sức mạnh khi cần thiết, sau đó biến đi, hòa lẫn vào những giá trị tinh thần bất tử khác của dân tộc.
Câu 3
Tìm những chi tiết, sự kiện chứng tỏ trong nhận thức của tác giả dân gian, Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của cộng đồng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Thánh Gióng trong SGK trang 6-8
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết, sự kiện chứng tỏ trong nhận thức của tác giả dân gian, Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của cộng đồng:
- Bà con hàng xóm cũng vui lòng gom góp gạo thóc để nuôi chú bé.
- Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập miếu thờ ngay ở quê nhà.
=> Các chi tiết này cho thấy Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của nhân dân, lớn lên từ sự đùm bọc, thương yêu, kì vọng của nhân dân và vì non sông đất nước mà lập chiến công vang dội, khiến nhân dân muôn đời biết ơn, ngưỡng mộ.
Câu 4
Vì sao Thánh Gióng luôn được xác định là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong kho tàng truyền thuyết dân gian người Việt?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Thánh Gióng trong SGK trang 6-8
Lời giải chi tiết:
Lí do khiến Thánh Gióng luôn được xác định là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong kho tàng truyền thuyết dân gian người Việt:
- Kho tàng truyền thuyết dân gian của người Việt gồm các tác phẩm thể hiện nhiều chủ đề khác nhau. Trong số những tác phẩm thuộc chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, Thánh Gióng kể về cuộc chiến chống xâm lược từ thuở nước Văn Lang mới được dựng lên. Do vị trí của cuộc chiến ấy mà truyện Thánh Gióng có một giá trị hết sức nổi bật.
- Không chỉ thế, truyện Thánh Gióng còn xây dựng được một hình mẫu tiêu biểu về người anh hùng bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lược. Ở nhân vật Thánh Gióng có sự kết tinh sức mạnh của cả cộng đồng, của thiên nhiên làng mạc quê hương và của tất cả những gì được người dân Việt xưa sáng tạo nên để sinh tồn và phát triển.
- Với hình thức biểu trưng sống động, truyện Thánh Gióng đã phản ánh được ý chí, bản lĩnh và sức mạnh của cả một dân tộc luôn biết vượt lên những tình huống thử thách đặc biệt.
Câu 5
Theo em, trong văn bản, lời kể ở đoạn nào sinh động nhất? Hãy phân tích đặc điểm riêng của lời kể ở đoạn đó.
Phương pháp giải:
Em tự chọn một đoạn có lời kể mà em cho là sinh động nhất để phân tích
Lời giải chi tiết:
- Khi dẹp xong giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời, biến mất,... Việc tô đậm những điều phi thường, kì lạ đã gợi lên ở người nghe, người đọc một niềm ngưỡng mộ bất tận. Nói chung, cách kể này thưởng xuyên được sử dụng ở các truyền thuyết về người anh hùng, nhằm làm nổi bật bản chất siêu nhiên của họ.
- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập.
- Đoạn văn sử dụng rất nhiều động từ chỉ các hoạt động mạnh mẽ như: nhảy
=> Lời kể của Lê Trí Viễn đã bảo lưu được tính mộc mạc, chú trọng hiệu quả tác động trực tiếp của lời kể truyền miệng.
Câu 6
Có một từ Người viết hoa và một từ người viết thường trong cầu sau đây: Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.
Theo em, vì sao có cách viết khác nhau đó?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về danh từ để làm bài tập
Lời giải chi tiết:
Trong câu văn có hai từ người , từ thứ nhất là đại từ chỉ Thánh Gióng, từ thứ hai là danh từ chung. Đại từ Người chỉ Thánh Gióng cần được viết hoa để tỏ sự tôn kính, danh từ chung người không cần phải viết hoa.