Giải Bài tập 1 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc từ câu “Hoài Văn nằn nì thế nào, quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến.” đến câu “Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa” trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng
Bài tập 1. Đọc từ câu “Hoài Văn nằn nì thế nào, quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến.” đến câu “Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa” trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng (SGK, tr. 10 – 11) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 5, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Những dấu hiệu nào cho biết đây là đoạn được trích từ một tác phẩm truyện lịch sử?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ Văn liên quan đến Truyện lịch sử
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu cho biết đây là đoạn trích từ một tác phẩm truyện lịch sử:
- Bối cảnh lịch sử: Thời đại nhà Trần, khi quân Nguyên đang lăm le sang xâm lược nước ta
- Nhân vật lịch sử: Trần Quốc Toản, các con trai của Hưng Đạo Vương, vua Thiệu Bảo Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương,…
- Cốt truyện lịch sử: Quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành để lăm le xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhà Vua cho mở hội nghị Diên Hồng ở bến Bình Than để lấy ý kiến của các đại thần và bô lão. Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, muốn tham gia nghị sự đánh giặc nhưng bị vua từ chối, ban cho quả cam. Chàng tay không bóp nát quả cam, về xin mẹ chiêu mộ binh lính, dựng cờ lớn thêu sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”
- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với thời đại phong kiến, phù hợp với chức vị: “chàng”, “quan gia”, “hầu”, “thiên tử”, “phu nhân”….
Câu 2
Những dấu hiệu cho biết đây là đoạn trích từ một tác phẩm truyện lịch sử:
- Bối cảnh lịch sử: Thời đại nhà Trần, khi quân Nguyên đang lăm le sang xâm lược nước ta
- Nhân vật lịch sử: Trần Quốc Toản, các con trai của Hưng Đạo Vương, vua Thiệu Bảo Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương,…
- Cốt truyện lịch sử: Quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành để lăm le xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhà Vua cho mở hội nghị Diên Hồng ở bến Bình Than để lấy ý kiến của các đại thần và bô lão. Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, muốn tham gia nghị sự đánh giặc nhưng bị vua từ chối, ban cho quả cam. Chàng tay không bóp nát quả cam, về xin mẹ chiêu mộ binh lính, dựng cờ lớn thêu sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”
- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với thời đại phong kiến, phù hợp với chức vị: “chàng”, “quan gia”, “hầu”, “thiên tử”, “phu nhân”….
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích
- Liên hệ kiến thức Lịch sử giai đoạn nhà Trần
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích đề cập đến sự kiện vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Diên Hồng, họp các tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Nguyên.
Đây là một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sự tồn vong của đất nước khi kẻ thù đang có ý định xâm phạm bờ cõi nước ta.
Câu 3
Câu 3 (trang 5, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Những người như thế nào mới đủ điều kiện tham dự sự kiện được nói đến ở đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Tham gia dự họp cùng vua bàn việc chống giặc ở bến Bình Than phải là những người đáp ứng hai điều kiện:
- Phải thuộc dòng dõi nhà Trần, quyền cao chức trọng
- Phải đến tuổi trưởng thành theo quy định
Câu 4
Câu 4 (trang 5, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Những chi tiết nào trong đoạn trích có tác dụng khắc hoạ nhân vật Hoài Văn Hầu?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích
- Chọn lọc những chi tiết nổi bật khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, có một số chi tiết có tác dụng khắc hoạ rõ nét về nhân vật Hoài Văn Hầu:
- Nhìn bến Bình Than – nơi vua Trần và các vương hầu đang họp bàn việc đánh giặc với ánh mắt thẫn thờ.
- Đăm đăm nhìn, mắt giương to đến rách nhìn thuyền của những người anh em chỉ hơn mình dăm sáu tuổi mà đã được dự họp, cảm thấy một nỗi nhục nhã vì phải đứng rìa.
- Tha thiết muốn xuống thuyền rồng, chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ quốc thể
- Xô mấy người Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Khi bị ngăn lại thì tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại
- Biết xông vào là mang tội nhưng vẫn chạy xồng xộc đến, quỳ xuống tâu với vua “xin đánh”
- Tay không bóp quả cam nát bét, chỉ còn trơ lại bã
=> Có thể nói, Trần Quốc Toản là một nhân vật tuy còn nhỏ tuổi nhưng có lòng yêu nước sâu sắc, có tinh thần căm thù giặc, có lòng tự tôn và ý chí chiến đấu mãnh liệt
Câu 5
Câu 5 (trang 6, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Đoạn trích là lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích
- Vận dụng kiến thức của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích chủ yếu là lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ của người kể chuyện giấu mình đi, kể lại diễn biến của hội nghị ở bến Bình Than
- Tuy nhiên , trong đoạn trích còn xen vào lời nói thầm của nhân vật Hoài Văn - lời của nhân vật theo góc nhìn thứ nhất: “Cha ta mất sớm nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!” Chính đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ý nghĩa của câu nói đó đã giúp ta nhận biết đây là lời nhân vật.
Câu 6
Câu 6 (trang 6, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
“ Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự ”. Thuyền ngự nghĩa là thuyền của vua. Theo em, nếu thay thuyền ngự bằng thuyền của vua, sắc thái nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
Nếu thay từ thuyền ngự bằng cụm từ thuyền của vua thì câu văn sẽ không còn sắc thái trang trọng, cổ kính. Vì “thuyền ngự” là một từ Hán Việt, mà tác dụng của từ Hán Việt thường sẽ đem lại màu sắc trang nghiêm, cổ kính, xưa cũ nên sẽ phù hợp với bối cảnh lịch sử của câu chuyện trong đoạn trích hơn.