Giải bài tập 1 trang 9 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc và thực hành tiếng Việt - Bài 2


Giải bài tập 1 trang 9 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức

Dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của yếu tố tương phản ở câu thơ đầu? A. Nhấn mạnh thái độ bình thản, ung dung của một con người từng trải khi đối diện dòng thời gian trôi chảy.

Đọc lại văn bản Cảm hoài trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 42–43) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của yếu tố tương phản ở câu thơ đầu?

A. Nhấn mạnh thái độ bình thản, ung dung của một con người từng trải khi đối diện dòng thời gian trôi chảy.

B. Nhấn mạnh cảm giác nhỏ nhoi, đơn độc của con người trước dòng thời gian vô hạn.

C. Nhấn mạnh cảm giác bất lực của con người ôm hoài bão lớn lao trước sự hữu hạn của đời người.

D. Nhấn mạnh nỗi chán chường, mệt mỏi trước việc đời ngồn ngang, hỗn độn kéo dài.

Lời giải chi tiết:

C. Nhấn mạnh cảm giác bất lực của con người ôm hoài bão lớn lao trước sự hữu hạn của đời người.

Câu 2

Câu thơ thứ hai bộc lộ cảm xúc, tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?

A. Niềm vui, sự hứng khởi

B. Tinh thần lạc quan

C. Tình yêu nghệ thuật

D. Nỗi niềm bi phẫn

Lời giải chi tiết:

D. Nỗi niềm bi phẫn

Câu 3

Hai câu thực miêu tả những hiện tượng gì? Hiện tượng đó có mối liên hệ như thế nào với nỗi cảm hoài của nhân vật trữ tình?

Lời giải chi tiết:

Hai câu thực được sử dụng nghệ thuật đối lập: quan hệ giữa con người và thời vận: thời vận là yếu tố quyết định.

Nhà thơ không có ý coi thường người xưa, chỉ nhằm khẳng định mình là một anh hùng, người anh hùng lỡ vận, nên không thể thực hiện xong việc lớn.

Tâm trạng nhà thơ: đắng cay, uất hận.

=> Hai câu thực: nỗi uất hận của nhà thơ khi sinh “bất phùng thời”.

Câu 4

Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ "Trí chủ hữu hoài phù địa trục,/ Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà."?

Lời giải chi tiết:

Hai câu trên sử dụng nghệ thuật đối lập và điển tích, điển cố:

+ Đối lập: Trí chủ...phù trục địa >< Tẩy binh...vãn thiên hà

+ Điển tích, điển cố: Phù trục địa (nâng giang sơn đang nghiêng lệch), Tẩy binh (chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình), Văn thiên hà (kéo sông Ngân Hà xuống)

=> Những hành động phi thường thể hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bấy giờ: giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.

Xây dựng hình ảnh kì vĩ, hùng tráng “phù trục địa”, “văn thiên hà”.

=> Nâng khát vọng, hoài bão và hành động của người anh hùng lên tầm kích vũ trụ.

+ Hữu hoài: ước muốn.

+ Vô lộ: không có lối.

=> Khát vọng hoài bão lớn lao của người anh hùng không thực hiện được.

=> Hai câu luận: thể hiện sâu sắc tâm trạng bi tráng của  nhà thơ khi mang trong mình những khát vọng, hoài bão lớn lao nhưng vận thế không còn đành đắng cay bất lực.

Câu 5

Phân tích các hình ảnh mang tính biểu tượng trong hai câu thơ kết; từ đó trình bày cảm nhận về thông điệp của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Đến hai câu thơ cuối tác giả lại trở về với nỗi trăn trở, buồn bã của bản thân, đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người.

Những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng thể hiện tráng khí của nhà thơ: “đầu tiên bạch” và “Kỉ độ Long Tuyền”.

Câu thơ đầu tiên ý muốn nói đến khát khao dâng hiến còn thể hiện ở hành động quyết tâm “ Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, tức là bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền.

=> Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Tuy nhiên điều làm cho bài thơ không mang tính bi quan là sự xuất hiện của hình ảnh bao phen mài gươm dưới nguyệt. Hình ảnh này tô đậm khí chất của đấng anh hùng hay cũng chính là tác giả.

=> Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong hai câu kết mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiện trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “ Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “ mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 18 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 25 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 3 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 4 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 8 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 9 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 12 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 14 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 18 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 19 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 trang 25 sách bài tập văn 12 - Kết nối tri thức