Giải bài tập 1 Viết trang 13 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 10 - Giải SBT Văn 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Viết bài 2 - SBT Văn 10 Kết nối tri thức


Giải bài tập 1 Viết trang 13 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về tính hàm súc của ngôn ngữ thơ ca.

Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về tính hàm súc của ngôn ngữ thơ ca.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Huy động kiến thức bản thân để viết bài.

Lời giải chi tiết

Maiacốpxki từng nói:

“ Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Những chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”

Để có từng “chữ” như thế trong tác phẩm, đặc biệt là trong thơ ca, người nghệ sĩ ngôn từ đã phải miệt mài vất vả, trải qua quá trình chắt lọc hết sức công phu. Quá trình lao động đó phải đảm bảo ngôn ngữ trong tác phẩm có tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng.

Tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý, ý tại ngôn ngoại. Đây chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện cao nhất. Nguyễn Du đã từng "giết chết" các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh (Ghế trên ngồi tót sỗ sàng); cái gian manh của Sở Khanh (Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào); cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến (Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình). Trên một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp, từ ngữ trong tác phẩm thơ ca được sử dụng hết sức tiết kiệm, được “đúc lại như huân chương” như một nhà thơ từng nói hoặc như Pautốpxki: “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, đã mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và toả hương” (Bông hồng vàng). Để đạt được tính hàm súc cao nhất, có thể biểu hiện được cái vô hạn của cuộc sống trong những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca phải tính đến những kiểu tổ chức đặc biệt mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi là "quái đản". Dưới áp lực của cấu trúc ngôn ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển mà phong phú, sâu sắc, tinh tế hơn. Đó là thứ nghĩa được tạo sinh nhờ quan hệ và trong quan hệ. Như trong câu thơ của Bằng Việt “Ôi - kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!” đã mở ra những liên tưởng hết sức thú vị. Trong cuộc sống bếp lửa chính là dụng cụ để đun nấu hàng ngày. Ở đây, nó chính là hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng yêu thương của bà cũng như ngọn lửa cháy mãi trong lòng cháu. Bếp lửa cũng là ngọn lửa của nhiệt tình, nhiệt huyết của bà với cách mạng.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 25 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 6 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 8 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 12 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 13 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 17 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 23 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Viết trang 28 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 1 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 3 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức