Giải Bài tập 2 trang 17,18 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tải vềĐọc lại văn bản Có bé bán diêm (từ Em quẹt que diêm thứ hai đến của em bé bán diêm) trong SGK (tr. 63) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 17,18 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Cô bé bán diêm (từ Em quẹt que diêm thứ hai đến của em bé bán diêm ) trong SGK (tr. 63) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích
Phương pháp giải:
Dựa vào mục giới thiệu về người kể chuyện và ngôi kể trong phần Tri thức ngữ văn của bài 1. Tôi và các bạn trong SGK để tìm ra câu trả lời
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 - người kể giấu mình, quan sát và kể lại mọi sự việc trong câu chuyện theo cái nhìn khách quan nhất
Câu 2
Khi quẹt que diêm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy" những hình ảnh gì?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích từ “Em quẹt que diêm thứ hai...tiến về phía em bé”
Lời giải chi tiết:
Khi quẹt que điệm thứ hai, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy” hình ảnh bàn ăn được bày biện rất đẹp và một con ngỗng quay đang nhảy ra khỏi đĩa, tiến về phía em.
Câu 3
Những hình ảnh hiện lên trong trí tưởng tượng của cô bé bán diêm khi quẹt que diêm thứ hai thể hiện ước muốn gì? Ước muốn đó cho thấy nỗi khổ nào của cô bé?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích từ “Em quẹt que diêm thứ hai...cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm”
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh hiện lên trong trí tưởng tượng của cô bé bán diêm khi quẹt que điểm thứ hai thể hiện ước muốn có được một bữa ăn ngon lành trong đêm Giáng sinh như bao nhiêu trẻ em khác. Ước muốn đó cho thấy có bé không chỉ bị rét mà còn rất đói.
Câu 4
Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì khi miêu tả sự tương phản giữa “mộng mị” của cô bé bán diêm và thực tế ngoài đường phố?
Phương pháp giải:
Đọc hiểu đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Miêu tả sự tương phản giữa “mộng mị” của cô bé bán diêm và thực tế ngoài đường phố, tác giả muốn nhấn mạnh tình cảnh đáng thương của cô bé. Em gái nhỏ trong cảnh đói rét cùng khổ chỉ còa biết mong ước, tưởng tượng, khao khát,...
Câu 5
Theo em, vì sao khách đi đường “hoàn toàn lãnh đạm" trước tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm? Nếu là một người qua đường lúc đó, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Đọc hiểu đoạn trích. Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Khách đi đường “hoàn toàn lãnh đạm " trước tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm vì lúc đó họ chỉ nghĩ đến bản thân và gia đình mình; vì trái tim họ đã chai sạn, thờ ơ, vô cảm trước nổi khổ của người khác. Theo em, chúng ta không nên có thái độ thờ ơ vô tâm như vậy vì cùng là đồng loại với nhau, chúng ta phải biết yêu thương san sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, để giúp họ vơi đi phần nào nỗi buồn vì sự khó khăn, vất vả.
Câu 6
Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung.
a. Em quẹt que điêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.
b. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về danh từ để làm bài
Lời giải chi tiết:
a. Cụm danh từ: que diêm thứ hai.
- Trung tâm của cụm danh tứ: Que diêm.
- Phần phụ sau: thứ hai, bổ sung cho danh từ trung tâm đặc điểm, hạn định danh từ ra khỏi sự vật cùng loại.
b. Cụm danh từ: một tấm rèm bằng vải màn.
- Trung tâm của cụm danh từ: tấm rèm.
- Phần phụ trước: một, chỉ số lượng.
- Phần phụ sau: bằng vải màn, nêu đặc điểm, chất liệu của tấm rèm
Câu 7
Dòng nào sau đây KHÔNG phải cụm danh từ?
A. Một con ngỗng quay
B. Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa
C. Những bức tường dày đặc và lạnh lẽo
D. Mấy người khách qua đường
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về danh từ để làm bài
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.