Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 10 - Giải SBT Văn 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Đọc và thực hành tiếng Việt bài 7 - SBT Văn 10 Kết


Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 8 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Chỉ ra các câu văn miêu tả những điều Thanh cảm thấy, những điều Thanh tự hỏi lòng mình. Ai là người có khả năng biết được những gì diễn ra trong nội tâm sâu kín của nhân vật như vậy? Điều đó có ý nghĩa gì?

Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 47 – 48), đoạn từ “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại” đến “Thanh không nhớ được” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Đọc đoạn trích, chúng ta đang nghe lời kể của ai? Hãy tóm lược những điều được kể lại trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Xác định ngôi kể.

- Tóm tắt nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, ta được biết những điều đang diễn ra: Thanh đi làm trên tỉnh, tranh thủ về thăm bà, gặp lại những đồ vật thân thuộc với cảm giác thư thái, dễ chịu; sự âu yếm, dịu dàng của bà và tình thương mến, ấm áp của cháu; Thanh nhớ về những gì từng gắn bó thân thương, loáng thoáng nghe và đoán có ai đang “làm bếp” cùng bà.

Câu 2

Chỉ ra các câu văn miêu tả những điều Thanh cảm thấy, những điều Thanh tự hỏi lòng mình. Ai là người có khả năng biết được những gì diễn ra trong nội tâm sâu kín của nhân vật như vậy? Điều đó có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Tìm những từ ngữ miêu tả nội tâm của Thanh.

- Rút ra ý nghĩa của việc miêu tả nội tâm nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Những điều Thanh cảm thấy và tự hỏi lòng mình, thể hiện qua một số câu: “Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ”; “Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế”; “Thanh bỗng thấy mệt mỏi”; “Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa”; “Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối”;... Chỉ có người kể chuyện ngôi thứ ba mới có thể tường tận tất cả diễn biến trong tâm trạng sâu kín của Thanh.

Câu 3

Chi tiết nào giúp người đọc suy đoán rằng, sẽ có nhân vật khác xuất hiện trong phần tiếp theo của truyện? Theo dự đoán của bạn, nhân vật đó có liên quan đến diễn biến tiếp theo của câu chuyện không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý đến nhan đề văn bản.

- Đưa ra dự đoán của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết giúp người đọc suy đoán sẽ có nhân vật khác xuất hiện trong phần tiếp theo của truyện: “Khi Thanh nằm nghỉ, bỗng nghe loáng thoáng tiếng quen thuộc của một người khác đang làm cơm cùng bà”.

- Nhân vật đó có liên quan đến diễn biến tiếp theo của câu chuyên. Bởi vì nhan đề Dưới bóng hoàng lan dễ khiến người đọc nghĩ tới một câu chuyện tình cảm đôi lứa nhẹ nhàng. Nhân vật xuất hiện ở đầu truyện là một chàng trai thì người có tiếng “quen quá” kia hẳn phải là một cô gái, nhất là gắn với việc “làm bếp” cùng bà.

Câu 4

Những yếu tố nào cho thấy ở đoạn trích này, đời sống tình cảm của nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý miêu tả?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý từ ngữ miêu tả tình cảm nhân vật trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Đời sống tình cảm của nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả qua một số yếu tố:

- Cảm xúc của Thanh khi trở về, nhìn lại căn nhà, khu vườn thân quen.

- Sự chăm sóc của bà dành cho Thanh và những tình cảm của Thanh đối với bà.

- Những lời đối thoại thân tình, trìu mến giữa hai bà cháu.

- Hồi ức đẹp đẽ của Thanh về những ngày sống với bà ở căn nhà, khu vườn thân thuộc này.

Câu 5

Bạn có nhận xét gì về giọng văn của đoạn trích? Cơ sở nào giúp bạn rút ra những nhận xét như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý từ ngữ miêu tả tình cảm nhân vật trong đoạn trích.

- Đưa ra nhận xét về giọng văn trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Giọng văn của đoạn trích nhẹ nhàng, trầm ấm, đầy chất trữ tình, được tạo nên bởi các yếu tố: cảm xúc nâng niu, thương mến đối với sự vật được miêu tả; từ ngữ miêu tả có tính chất thanh nhẹ, tạo cảm giác thân quen, gần gũi; tiết tấu các câu văn chậm rãi, nhịp nhàng, êm dịu,...


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Viết trang 24 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 5 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 13 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức