Giải Bài tập 3 trang 12 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2


Giải Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Chinh phụ ngâm và trả lời các câu hỏi:

Trả lời Bài tập 3 trang 12 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Chinh phụ ngâm và trả lời các câu hỏi:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.

(Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải, NXB Giáo dục, 1994, tr. 39 - 40)

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đoạn trích trên được viết bằng thể thơ nào? Yếu tố nào giúp em xác định điều đó

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Thể thơ: Song thất lục bát

Dấu hiệu: Số tiếng trong câu thơ: Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát)

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Câu thơ “ Xếp bút nghiên theo việc đao cung” thể hiện nội dung gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- “Xếp bút nghiên ” nói đến sự học tập

- “Đao cung” lại nói đến vũ khí chiến đấu, chiến tranh

Như vậy “ Xếp bút nghiên theo việc đao cung” có nghĩa là gác lại việc học tập để chiến đấu, xông pha chiến trường đánh giặc

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Hình tượng nói Thái Sơn trong đoạn trích và trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…” giống và khác nhau như thế nào

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Thái Sơn trong đoạn trích

Thái Sơn trong câu ca dao

Giống

Thái Sơn là hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao, to lớn. Nhấn mạnh sự vững chãi, bền bỉ của người đàn ông

Khác

Thể hiện chí khí của người trai thời loạn, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không đáng bận tâm, lo lắng

Nhấn mạnh công lao to lớn, vĩ đại của cha trong công cuộc nuôi dưỡng, bảo vệ con cái

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm như sau: là người thuộc dòng dõi tài giỏi, hiển hách, sẵn sàng để lại đằng sau viêc học hành còn dang dở để lên đường chinh chiến, không màng đến an toàn của bản thân. Người chinh phu thật rực rỡ, uy nghi như một trang dũng tướng giữa đoàn quân

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về hình tượng người chinh phu trong đoạn trích

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn trích, tác giả đã khắc họa hình ảnh người chinh phu với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những phiền ưu riêng để lên đường ra chiến trận với mong muốn, khát vọng lập công danh, đeo ấn phong hầu, với 1 niềm tin, ý chí quyết tâm không hề nao núng


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 35 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 Viết trang 12 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 Viết trang 30 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 12 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 14 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 18 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 21 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 25 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 27 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức