Giải Bài tập 3 trang 21 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 8


Giải Bài tập 3 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết đến sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ) trong SGK (tr. 63 – 64) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi

Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết đến sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ) trong SGK (tr. 63 – 64) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Nội dung chính của đoạn trích là:

A. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

B. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của nông thôn miền Bắc Việt Nam.

C. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu mang cái thần của mùa thu xứ Bắc Việt Nam.

D. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu thể hiện rõ hơn cả nghệ thuật ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 2

Câu 2 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Theo tác giả, so với ngôn ngữ thơ của thời Lê Hồng Đức, ngôn ngữ trong bài Thu điếu có đặc điểm gì?

A. Gieo vần khó một cách tài tình

B. Kết hợp từ đúng lúc, đúng chỗ

C. Ngôn ngữ thơ thoải mái, tự nhiên

D. Ngôn ngữ thơ có sự đối xứng hài hoà

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 3

Câu 3 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Câu văn “Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).” sử dụng thành phần biệt lập nào?

A. Thành phần tình thái

C. Thành phần chêm xen (phụ chú)

B. Thành phần cảm thán

D. Thành phần gọi – đáp

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 4

Câu 4 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Điểm thú vị nào sau đây của bài Thu điếu KHÔNG được tác giả đề cập trong đoạn trích?

A. Màu sắc của cảnh vật

B. Các chuyển động của cảnh vật, con người

C. Cách gieo vần, kết hợp từ

D. Cách sử dụng từ láy

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 5

Câu 5 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Nhận xét “Cái thú vị của bài “Thu điếu” là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.” đã khẳng định điều gì?

A. Màu sắc chủ đạo của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ là màu xanh và màu vàng.

B. Bài Thu điếu gợi vẻ đẹp giản dị, chân thực của mùa thu Bắc Bộ, không hề ước lệ, sáo mòn.

C. Gam màu xanh là đặc trưng của bài Thu điếu, khác với hai bài thơ Thu ẩm và Thu vịnh.

D. Các “điệu xanh” thể hiện sự phong phú, đa dạng của màu sắc trong bài Thu điếu.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án B


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 3 trang 11 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 13 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 14 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 14 bài 2 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 19 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 21 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 26 đọc mở rộng SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 29 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 33 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 36 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức