Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 22 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma. Những chi tiết đó liệu có mâu thuẫn với lời buộc tội của chàng hay không? Vì sao?
Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 – 123), đoạn từ“Gia-na-ki (Janaki) khiêm nhường” đến “đâu có chịu đựng được lâu” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng những lí lẽ nào? Lời buộc tội của Ra-ma liệu có mâu thuẫn với hành động xả thân để giải cứu Gia-na-ki trước đó của chàng hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 – 123).
- Chỉ ra những lý lẽ của Ra - ma
- Chú ý lời buộc tội của Ra - ma
Lời giải chi tiết:
Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng các lí lẽ: vì Gia-na-ki đã bị Ra-va-na (Ravana) bắt cóc, từng sống trong nhà kẻ khác, đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na. Lời buộc tội của Ra-ma xuất phát từ nỗi nghi ngờ, lòng ghen tuông sôi sục, từ ý thức về danh dự bị xúc phạm.
Nhìn trên bề mặt, nó có thể mâu thuẫn với hành động xả thân giải cứu Gia-na-ki, nhưng thực chất, nỗi nghi ngờ và lòng ghen tuông hay hành động xả thân để cứu người vợ xinh đẹp đều xuất phát từ tình yêu của chàng. Ra-ma cứu Gia-na-ki cũng là vì danh dự, và buộc tội Gia-na-ki cũng vì danh dự, mặc dù trong thâm tâm chàng vô cùng đau khổ khi phải nói những lời cay nghiệt với Gia-na-ki.
Lời buộc tội của Ra-ma vừa thể hiện xung đột dữ dội giữa tình yêu và danh dự, đồng thời lại thể hiện sự nhất quán trong phẩm chất của Ra-ma.
Câu 2
Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma. Những chi tiết đó liệu có mâu thuẫn với lời buộc tội của chàng hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 – 123).
- Chú ý những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma.
Lời giải chi tiết:
Tác giả sử thi đã mô tả tâm trạng của Ra-ma thông qua các chi tiết: “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt". Những chi tiết này thể hiện nỗi thương xót, đau khổ, sự căng thẳng cực độ bên trong của Ra-ma.
Đối lập với lời lẽ lạnh lùng, nghiệt ngã bề ngoài, những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma cho thấy tình yêu thương đã bị kim nén trong lòng chàng. Xung đột giữa tâm trạng và lời nói, hành động của Ra-ma chính là xung đột giữa tình yêu và danh dự, giữa tình cảm cá nhân và ý thức cộng đồng trong các nhân vật sử thi.
Câu 3
Tình huống được miêu tả trong phần đầu của văn bản là gì? Tình huống đó có vai trò như thế nào trong việc bộc lộ phẩm chất của các nhân vật?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 – 123).
Lời giải chi tiết:
Tình huống được miêu tả trong phần đầu của văn bản là tình huống gặp gỡ giữa Ra-ma và Gia-na-ki sau nhiều năm tháng xa cách, sau khi Ra-ma đã cứu được người vợ xinh đẹp của mình khỏi bàn tay của quỷ vương Ra-va-na.
Đây là một tình huống giàu kịch tính, dồn nén nhiều cảm xúc, đồng thời đặt nhân vật vào một thử thách cam go, buộc phải lựa chọn giữa một bên là tình yêu và danh dự. Trong tình huống gặp gỡ này, Ra-ma đã nén tình yêu của chàng để bảo vệ danh dự. Gia-na-ki đau khổ khi bị Ra-ma ruồng bỏ và danh dự bị xúc phạm. Cách hành xử, lựa chọn của các nhân vật trong tình huống này giúp bộc lộ rõ phẩm chất thuỷ chung và coi trọng danh dự của cả hai nhân vật.