Giải Bài tập 4 trang 19 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Quang cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả bằng những từ ngữ nào? Theo em, đó là cảnh thực hay đã được “tâm trạng hóa”?
Trả lời Bài tập 4 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 85 - 86) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Quang cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả bằng những từ ngữ nào? Theo em, đó là cảnh thực hay đã được “ tâm trạng hóa”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Quang cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả bằng những từ ngữ: khóa xuân, non xa, trăng gần, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia
Theo em, đó vừa là cảnh thật vừa là cảnh đã được tâm trạng hóa. Lầu Ngưng Bích vốn là một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, khung cảnh hữu tình thơ mộng. Tuy nhiên từ xưa đến nay Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ . Trong tình cảnh bị giam cầm và tha hương cô đơn như thế, Kiều nhìn khung cảnh với con mắt buồn thảm vắng lặng, nhìn trăng nàng chỉ thấy vầng trăng đơn côi, nhìn đất thì chỉ thấy cồn cát nhấp nhô phía bên là bụi hồng.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận về cảnh ngộ, tâm trạng của Thúy Kiều trong 2 câu thơ “ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. ”
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Qua 2 câu thơ ngắn
“ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. ”
Ta thấy tác giả đã khắc họa rõ nét tâm trạng, cảm xúc của nàng Kiều khi bơ vơ, trơ trọi đứng trước 1 không gian mênh mông, rộng lớn. Từ láy “ bẽ bàng” đã diễn tả được thật chân xác nỗi lòng nàng Thúy Kiều. Đó hẳn là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa ngượng ngùng, vừa ê chề, vừa cay đắng, xót xa. Và chính tâm trạng ấy bắt gặp cảnh vật ngoài kia đã làm cõi lòng như càng thêm quặn thắt. Cụm từ " mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn lại hết " mây sớm" lại " đèn khuya" . Thời gian cứ thế trôi đi, rồi lặp lại, Kiều thấy tuyệt vọng với tâm trạng cô đơn, buồn tủi.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Kỉ niệm nào sống dậy trong tâm trí khi Thúy Kiều nhớ về Kim trọng? Kỉ niệm ấy đã khơi lên những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Khi nhớ về Kim trọng, Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng
Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng. Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến phận mình, nhằm khẳng định tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ. Tuy nhiên, Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Hình ảnh cha mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của Thúy Kiều?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần. Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Theo em, trình tự miêu tả nỗi nhớ của Thúy Kiều có hợp lí không (nhớ người yêu, nhớ cha mẹ)? Vì sao
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Trình tự miêu tả nỗi nhớ của Thúy Kiều có hợp lí vì trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào "đền ơn sinh thành" cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu tác dụng của BPTT điệp ngữ được sử dụng trong 8 dòng thơ cuối
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- Điệp ngữ " buồn trông " được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Trong 8 dòng thơ cuối, tác giả sử dụng rất thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và diễn biến tâm trạng Thúy Kiều
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
(1) Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Qua đó ta thấy được hình ảnh bơ vơ không nơi nương tựa của Thúy Kiều
(2) Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Kiều lênh đênh, lạc lõng không biết cuộc đời nàng sẽ đi về đâu giữa dòng đời vô định
(3) Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Kiều nặng trĩu nỗi buồn, sự u sầu, ảo não
(4) Hình ảnh "gió cuốn mặt duềnh" và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng " kêu quanh ghế ngồi" gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, giông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
→ Tác giả sử dụng đều là những hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất