Giải Bài tập 4 trang 21 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 7 - Giải SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 8


Giải Bài tập 4 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người." đến câu "Nhờ đọc lên của văn bản sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người." đến câu "Nhờ đọc lên của văn bản sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1

Ở đoạn trích, tác giả đã tập trung vào việc:

A. Trình bày cảm xúc của mình về vấn

B. Bàn về vai trò, ý nghĩa của việc đọc

C. Hướng dẫn cách đọc sách

D. Kể về việc đọc sách của bản thân

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” trang 62 trong SGK và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 2

"Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.”

Điều được tác giả khẳng định ở câu trên là:

A. Các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại không quan trọng bằng sách.

B. Sách không quan trọng bằng các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.

C. Sách đã bị thay thế bởi các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.

D. Dù các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại ngày càng phát triển, sách vẫn có vai trò của nó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” trang 62 trong SGK và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 3

Từ chữ” liên tục được lặp lại ở các câu trong đoạn trích có tác dụng:

A. Thể hiện ấn tượng của người viết về sách

B. Nhắc nhở để mọi người có thói quen đọc sách

C. Nêu những khả năng kì diệu của sách

D. Nhấn mạnh sự phong phú của các loại sách

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” trang 62 trong SGK và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 4

"Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình."

Quan hệ giữa hai câu trên là:

A. Câu trước chỉ kết quả, câu sau chỉ nguyên nhân.

B. Câu trước là điều kiện để dẫn đến kết luận ở câu sau.

C. Câu trước chỉ là một phần nội dung của câu sau.

D. Câu sau chỉ là một phần nội dung của câu trước.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” trang 62 trong SGK và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 5

"(1) Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. (2) Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hoá trong một khuôn khổ, hình thể nào."

Ở hai câu trên, tác giả đã dùng phép liên kết nào?

A. Phép nối

B. Phép lặp

C. Phép thế

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản “Hãy cầm lấy và đọc” trang 62 trong SGK và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án B


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 3 trang 42 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 4 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 6 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 13 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 13,14 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 21 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 22 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 30 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 36 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 41 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 43 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức