Giải Bài tập 7 trang 20,21 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải SBT Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 3


Giải Bài tập 7 trang 20,21 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tải về

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 20,21 SBT Văn 6 Kết nối tri thức

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tình nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy, các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống dưới. Cứ như là mẹ các chú đang ở đó, nhẹ nhàng bồng từng chú mà đặt xuống một cái nệm êm vậy.

Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đòn em mình đang “đồ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Chú đứng trên quỏ chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu...

Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quên ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.

(Vũ Tú Nam, Cái trứng bọ ngựa, trích Những tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi - Hoa lá trong vườn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 29)

Câu 1

Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích để xác định ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, xưng tôi

Câu 2

Liệt kê một số chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con và chú bọ ngựa con đầu đàn.

Phương pháp giải:

Tìm các chi tiết miêu tả hình dáng, màu sắc, hoạt động của đàn bọ ngựa con và chú bọ ngựa con đầu đàn

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con: “bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình...”

Các chi tiết miêu tả chú bọ ngựa con đầu đàn: “hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ”…

Câu 3

Nhân vặt “tôi” đã rất chăm chú và kiên nhẫn khi quan sát những cái trứng bọ ngựa nở thành đàn bọ ngựa con. Em hãy chỉ ra một số chi tiết thể hiện điều đó.

Phương pháp giải:

Chú ý các chi tiết miêu tả miêu tả đàn bọ ngựa con từ khi bắt đầu chui ra khỏi ổ trứng đến khi có thể nhảy xuống và tỏa đi “bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập”

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con từ khi bắt đầu chui ra khỏi ổ trứng đến khi có thể nhảy xuống và toả đi "bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập”. Mỗi “giai đoạn” đều được tái hiện rất tỉ mỉ, chi tiết.

Ví dụ: “lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cúi đầu, cái mình... rồi nhẹ nhòng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên mội sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió...”

Câu 4

Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm gì với các chú bọ ngựa con?

Phương pháp giải:

Đọc hiểu đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cách quan sát chăm chú, kiên nhẫn: cách miêu tả rất chi tiết, sinh động của nhân vật “tôi” thể hiện sự tò mò, thích thú và tình cảm yêu quý dành cho các chú bọ ngựa con.

Câu 5

Hãy quan sát kĩ một hình ảnh thiên nhiên quanh em (đám mây, bông hoa, giọt sương, cây lá,..) hoặc một con vật nuôi và ghi lại vài điều thú vị mà em nhìn thấy, cảm thấy.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Em có thể chọn quan sát kĩ một hình ảnh thiên nhiên quanh em như đám mây, bông hoa, giọt sương, cây lá,...; hoặc một con vật nuôi như chuột cảnh, chó, mèo, thỏ, gà, trâu, bò,... Sau đó, miêu tả lại hình ảnh thiên nhiên hoặc vật nuôi ấy và thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của em.

Câu 6

Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong đoạn văn sau:

Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí tí như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẻ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ôt trừng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió.

Phương pháp giải:

Tìm từ láy và nêu tác dụ

Lời giải chi tiết:

Từ láy: tí tỉ, thổ lộ nhẹ nhàng, lơ lửng, bay bay.

=> Việc sử dụng các từ láy giúp miêu tả sinh động hình ảnh những chủ bọ ngựa vừa mới nở: nhỏ bé, tinh nghịch, khéo léo.

Câu 7

Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Xác định biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Chú đứng hiên ngang trên quả chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu.”

Hình ảnh bọ ngựa đứng trên quả chanh được so sánh với con sư tử đứng vờn quả cầu. Biện pháp tu từ so sánh đã tô đậm vẻ đẹp khoẻ khoắn, hùng dũng của chú bọ ngựa ngay từ lúc mới sinh ra.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 6 trang 35 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 8,9 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 13,14 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 20,21 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 20,21 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 28, 29 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 34 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 37 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 8 trang 7,8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 8 trang 9 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống