Giải Bài tập 7 trang 30 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4


Giải Bài tập 7 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật nào?

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

BỐN CÁI MONG CỦA THÀY PHÁN

Làm nghề thày kí với thày thông

Sống ở trên đời có bốn mong:

Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnh,

Mong giờ mau hết, việc mau xong.

Mền đay mong được dăm mười chiếc,

Lương bổng mong tăng sáu bảy đồng.

Hãy tạm thời nay mong thế thế,

Còn bao mong nữa xếp bên lòng.

(Tú Mỡ, in trong Tú Mỡ toàn tập, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr. 28 – 29)

Câu 1

Câu 1 (trang 30, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):

Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật làm công ăn lương trong các công sở thời Pháp thuộc.

Câu 2

Câu 2 (trang 30, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):

Các nhân vật trong bài thơ mong ước điều gì? Vì sao những mong ước ấy đáng chê cười?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật trong bài thơ đã nêu lên bốn mong ước: tiền nhanh có, việc nhanh xong, khen thưởng nhiều, lương tăng cao.

Lí do những mong ước ấy đáng chê cười: những mong ước đó là vô lí vì chúng mâu thuẫn nhau (làm ít nhưng lại muốn được hưởng nhiều).

Câu 3

Câu 3 (trang 30, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):

Hãy làm rõ tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hai câu thực là sự hô ứng lẫn nhau để tạo tiếng cười trào phúng. Cả hai vế đối đều thể hiện mong ước thời gian trôi nhanh hơn bình thường (tháng chóng qua, giờ mau hết) là mong ước hão huyền; vế trước mong chóng được lĩnh tiền lương, vế sau lại mong việc mau xong. Cả hai vế đều cho thấy các nhân vật chỉ muốn được nhàn thân và hưởng thụ, dù đang gánh vác việc công

→ tạo tiếng cười đả kích, phê phán.

Câu 4

Câu 4 (trang 30, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):

Phân tích dụng ý của tác giả khi sử dụng các số từ trong hai câu luận.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Các số từ trong hai câu luận của bài thơ: “dăm mười”, “sáu bảy” không mang tính định lượng chính xác, chỉ mang tính tương đối, đại khái

Câu 5

Câu 5 (trang 30, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Giọng điệu mỉa mai – châm biếm:

+ Lặp từ mong: mỉa mai mong ước hão huyền, phi thực tế.

+ Nghệ thuật đối: tạo sự hô ứng nhằm chế nhạo những suy nghĩ viển vông của các nhân vật.

- Giọng điệu đả kích: dùng từ ngữ mang sắc thái giễu cợt (dăm mười, sải bảy, thế thế) để phủ nhận quan niệm của các nhân vật.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 6 trang 41 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 8 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài tập 7 trang 22 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 24 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 30 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 31 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 41 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 23 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 26 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 31 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức