Giải Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 7 - Giải SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3


Giải Bài tập 8 trang 27 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả như thế nào? Tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy?

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản trong SBT và chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh của thầy Bản được treo ở triển lãm

Lời giải chi tiết:

Bức tranh của thầy Bản được treo ở triển lãm được miêu tả như sau: Bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một khung cũ. Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn

Câu 2

Tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản trong SBT và lí giải lý do vì sao học sinh của thầy Bản lại ghi cảm tưởng dưới bức tranh của thầy

Lời giải chi tiết:

Học sinh của thầy Bản ghi cảm tưởng dưới bức tranh của thầy bởi vì học sinh thương thầy do thấy người xem ở triển lãm không ai để tâm đến bức tranh mà thầy vẽ.

Câu 3

Những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình cho em cảm nhận về nhân vật như thế nào?

Phương pháp giải:

Trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật thầy Bản qua cách mà thầy chia sẻ về bức tranh của mình

Lời giải chi tiết:

Thầy Bản là một người thầy giáo tận tâm với nghề, yêu công việc hội họa của mình và biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét của người khác về bức tranh của mình để sửa chữa và hoàn thiện bức tranh tốt hơn. Hơn nữa, thầy còn là một người rất khiêm nhường, nghiêm túc trong công việc của mình.

Câu 4

Tại sao nhân vật "tôi" và các bạn lại muốn "xin thầy tha lỗi"?

Phương pháp giải:

Lý giải vì sao nhân vật “tôi” lại muốn xin lỗi thầy

Lời giải chi tiết:

Nhân vật “tôi” muốn xin lỗi thầy vì đã không cho thầy biết sự thật chính mình và các bạn trong lớp đã viết cảm nhận vào bức tranh của thầy

Câu 5

Em có đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật "tôi" và các bạn trong phòng triển lãm không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đưa ra ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình của cá nhân về việc làm của “tôi” và các bạn khi viết cảm tưởng và kí tên lên bức tranh của thầy Bản.

Lời giải chi tiết:

Em đồng ý với hành động của nhân vật “tôi” và các bạn khi viết cảm tưởng và kí tên lên bức tranh của thầy Bản. Bởi vì đây là một hành động xuất phát từ lòng tốt của các nhân vật khi muốn thầy Bản không cảm thấy buồn vì bức tranh của mình không được người khác ghi nhận

Câu 6

Nêu một bài học em rút ra được từ câu chuyện

Phương pháp giải:

Nêu bài học mà bản thân rút ra được từ câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Bài học mà em rút ra được từ câu chuyện là cần phải biết yêu quý, kính trọng thầy cô và trân trọng những tác phẩm nghệ thuật của người họa sĩ.

Câu 7

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ của câu bằng cụm từ.

a. - Trong gian phòng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc

- Trong gian phòng chan hòa ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc

b. - Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp

- Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp

Phương pháp giải:

Chỉ ra cụm từ mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ trong câu và cho biết tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

a. (1) Trong gian phòng , bức tranh của thầy Bản treo ở một góc .

(2) Trong gian phòng chan hoà ánh sáng , bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

So sánh: Trạng ngữ trong câu (2) chỉ rõ đặc điểm của căn phòng hơn trạng ngữ trong câu (1)

b. (3) Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp .

(4) Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp.

So sánh: vị ngữ trong câu ( 4 ) nhấn mạnh về mức độ đẹp của bức tranh tĩnh vật hơn so với vị ngữ trong câu ( 3 )

Câu 8

Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy

b. Các em ạ... bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích...

Phương pháp giải:

Chỉ ra phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ trong các câu trong SBT và chỉ ra ý nghĩa bổ sung của mỗi phó từ.

Lời giải chi tiết:

a. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy .

- Phó từ “rất” bổ sung ý nghĩa về mức độ

b. Các em ạ... bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích...

- Phó từ “cũng” bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn

Câu 9

Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a.  So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ

b. Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy

Phương pháp giải:

Chỉ ra phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu trong SBT và chỉ ra ý nghĩa bổ sung của mỗi phó từ.

Lời giải chi tiết:

a. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ.

- Phó từ “những” bổ sung ý nghĩa về số lượng nhiều, không xác định

b. Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy.

- Phó từ “mọi” bổ sung ý nghĩa về số lượng chung chung, không xác định rõ được cụ thể là bao nhiêu.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 7 trang 31 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 39 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 43 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 7 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 26 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 33 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 46 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 9 trang 27 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 9 trang 30 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 9 trang 34 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức