Giải Bài tập đọc hiểu: Chiếc lược ngà trang 34 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
Mở đầu văn bản Chiếc lược ngà là câu: “Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi.”. Đây là lời kể của nhân vật nào trong truyện ngắn này?
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
Mở đầu văn bản Chiếc lược ngà là câu: “Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi.”. Đây là lời kể của nhân vật nào trong truyện ngắn này?
Phương pháp giải:
Xác định ngôi kể, lời người kể chuyện, lời giới thiệu nhân vật
Lời giải chi tiết:
Câu mở đầu văn bản Chiếc lược ngà là lời kể của nhân vạt bác Ba, bạn thân của ông Sáu (bố bé Thu) - người chứng kiến toàn bộ câu chuyện giữa cha con ông Sáu trong truyện ngắn trên.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
Đoạn tóm tắt (in chữ nhỏ) cuối văn bản Chiếc lược ngà cho biết nội dung gì liên quan đến đề tài và chủ đề của truyện?
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra đề tài, chủ đề
Lời giải chi tiết:
Đoạn tóm tắt (in chữ nhỏ) cuối văn bản Chiếc lược ngà cho biết bé Thu đã lớn trở thành một chiến sĩ giao liên, đã gặp lại bác Ba và được bác trao lại chiếc lược ngà mà ba mình đã làm rất công phu với tất cả tình yêu của người cha. Đoạn kết ấy nhắc lại chi tiết chiếc lược ngà ở phần mở đầu tạo thành một kết cấu chặt chẽ và tô đâm thêm chủ đề ngợi ca tình cha con thắm thiết, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự chuyển biến trong cảm xúc, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình. Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu.
Phương pháp giải:
Chú ý các chi tiết miêu tả hành động, thái độ của bé Thu trước và sau khi nhận cha
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của nhân vật bé Thu trong mấy ngày đầu khi ông Sáu về có sự ngỡ ngàng, xa lạ thậm chí sợ hãi khi nhìn thấy ông: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!". Liên tiếp ba ngày, Thu vẫn lạnh lùng, chưa quen với người cha vừa về nhà mình. (HS tự dẫn ra các biểu hiện cụ thể trong văn bản). Mãi đến khi được ngoại kể chuyện về cha, trước khi ông Sáu lên đường, Thu mới thay đổi một cách bất ngờ, đột ngột: “ ... nó bỗng kêu thét lên:
- Ba ... a ... a ... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy tót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.".
Qua diễn biến tâm trạng vừa nêu trên, có thể thấy, nhân vật bé Thu là một người có cuộc sống nội tâm phong phú; bên ngoài có vẻ cương quyết, lạnh lùng nhưng thực chất rất giàu tình cảm yêu thương.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại,...) trong văn bản Chiếc lược ngà .
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Thành công của tác giả trong việc xây dựng cốt truyện trước hết là tạo ra được tình huống truyện rất độc đáo: Do chiến tranh, cha con không gặp nhau, ngày gặp lại con không nhận cha (mở đầu); suốt mấy ngày, con vẫn lạnh lùng, không chịu gần gũi với cha (diễn biến); đến cuối cùng, mâu thuẫn cha con mới được giải quyết một cách bất ngờ, xúc động (kết thúc).
- Qua văn bản Chiếc lược ngà, có thể thấy, tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả nhân vật. Cụ thể, miêu tả tâm lí, hành động và ngôn ngữ rất phù hợp với các diễn biến tình cảm của hai cha con: Cha thì mong muốn, tha thiết muốn gần gũi, thân thiết với con trong khi con lại phản ứng như một người xa lạ. Khi con đã hiểu thì hành động, ngôn ngữ cũng lột tà được tất cả sự xúc động trước sự thay đổi bắt ngờ ấy.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 6, SGK) Xác định chủ đề của văn bản. Chủ đề ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Phương pháp giải:
Nêu chủ đề của truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng ý chủ đạo chung là: Truyện tập trung thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Lời giải chi tiết:
Những hi sinh, mất mát về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh luôn nhắc nhở những người sống trong hoà bình nhớ về một thời gian khổ, chiến tranh ác liệt. Từ đó biết trân trọng hơn tình cha con, tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 34 SBT Văn 9 Cánh diều
Nhận xét về phẩm chất và tính cách của nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà .
Phương pháp giải:
Chú ý các chi tiết về ông Sáu
Lời giải chi tiết:
Có thể thấy, ông Sáu là người có nhiều phẩm chất và tính cách đáng quý của một người cha: yêu thương con hết mực nhưng cũng rất nghiêm khắc, tận tụy và giữ lời hứa. Ông cũng là người chiến sĩ quân đội kiên cường, bi thương và cuối cùng đã ngã xuống chiến trường một cách anh dũng.