Giải Bài tập đọc hiểu: Chiều sâu của truyện Lão Hạc trang 31 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
Nhận xét nào đúng về phần của văn bản? (Câu hỏi 2, SGK) Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn bản, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):
Câu 1
Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
Nhận xét nào đúng về phần của văn bản?
A. Khẳng định vấn đề nghị luận bằng những câu hỏi tu từ
B. Dẫn dắt vấn đề nghị luận bằng cách đặt và trả lời câu hỏi
C. Nêu lên những chiêm nghiệm của người viết về tác phẩm
D. Khái quát về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 2
Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
( Câu hỏi 2, SGK) Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn bản, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):
a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b) Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
c) Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2)
Lời giải chi tiết:
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. |
Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. |
Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. |
Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
b.c. Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
Câu 3
Câu 3 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
Tìm một số câu văn thể hiện quan điểm, thái độ của người viết đối với nhà văn Nam Cao trong phần (2). Nhận xét về cách thể hiện đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2)
Lời giải chi tiết:
Trong phần (2), tác giả bài viết đã thể hiện sự khẳng định, ca ngợi tài năng của Nam Cao trong việc khắc hoạ chân dung, số phận nhân vật lão Hạc. Ví dụ:
- “Chân dung nhân vật như móc vào tâm trí người đọc. Đây cũng là một ưu thế của cây bút Nam Cao.”.
- “Ở chỗ này, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một sự hiểu lầm bất ngờ, để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc, làm cho người đọc thoả mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn vẹn nguyên trong sạch đến lúc chết! Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. Đây là một thủ pháp tự sự đã áp dụng một cách tinh tế, xử lí thật điệu nghệ và cũng thật hiện đại so với truyền thống”.
Dựa vào nghĩa của các câu văn trên, chúng ta sẽ nhận ra cách thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả Văn Giá khi đánh giá về nhà văn Nam Cao: luôn bám sát những kết quả đã được phân tích, những kết luận đã được rút ra. Vì vậy, những câu văn ca ngợi tài năng của Nam Cao rất giàu sức thuyết phục.
Câu 4
Câu 4 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
(Câu hỏi 3, SGK) Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3)
Lời giải chi tiết:
Luận điểm ở phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc .
Câu 5
Câu 5 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
Chọn một câu văn hoặc hình ảnh em thích ở phần (3) và nêu rõ lí do.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3), chọn câu văn mà em thích
Lời giải chi tiết:
“Chả thế mà câu chuyện của lão rề rà, vòng vo, nặng nhọc, nhức nhối một điều gì đó thật khó nói; tâm can lão bị đè nặng bởi ý định tự tử mà lão muốn giấu.”. Câu văn này cho thấy sự tinh tế, sâu sắc của người viết khi phân tích cách thức trò chuyện của nhân vật lão Hạc để nhận ra những uẩn khúc trong tâm tư của lão. Đồng thời, câu văn này cũng gợi lên trong người đọc những cảm xúc sâu sắc và suy ngẫm về cuộc sống, cái chết và tình huống khó khăn mà con người có thể đối mặt.
Câu 6
Câu 6 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
(Câu hỏi 4, SGK) Phần (4) khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4)
Lời giải chi tiết:
Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài.
Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện
Câu 7
Câu 7 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
Những nhận xét sau về cách thức thể hiện của văn bản Chiều sâu của truyện "Lão Hạc " (Văn Giá) là đúng hay sai? Hãy giải thích rõ.
a) Bố cục lô gích, mạch lạc
b) Có nhiều sáng tạo độc đáo trong dùng từ, diễn đạt
c) Thể hiện khả năng cảm nhận vừa sâu sắc vừa tinh tế của người viết
d) Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu; biểu lộ cảm xúc nồng nhiệt
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và đưa ra ý kiến
Lời giải chi tiết:
- Ý a) là đúng vì văn bản có một bố cục rõ ràng và mạch lạc, tổ chức theo các đoạn văn ngắn, sắp xếp câu chuyện theo một trình tự logic và dễ theo dõi.
- Ý b) là đúng vì văn bản có nội dung thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong dùng từ và diễn đạt. Những bằng chứng minh hoạ cho sự sáng tạo của tác giả có thể kể đến như:
+ Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật vào hai toạ độ nhìn khác: vợ ông giáo và Binh Tư (dùng từ toạ độ, rất mới, rất chính xác),
+ Đây là một “pha” tác giả soi quét cái nhìn trần thuật của mình vào đời sống hoạt động và tâm tưởng của lão Hạc (dùng hình ảnh một “pha” tác giả soi quét cái nhìn trần thuật, nhà phê bình Văn Giá khẳng định sự tìm tòi của Nam Cao trong việc sử dụng những hình ảnh cùng trường nghĩa, tạo cách diễn đạt độc đáo, ấn tượng),
+ Chỉ có bằng cách này, lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con lão và mới có thể chấm dứt kiếp sống héo úa, lay lắt của mình (dùng hình ảnh mảnh đất thiêng, các tính từ gợi tả lay lắt, héo úa giàu sức khơi gợi).
- Ý c) là đúng vì qua bài viết, ta cảm nhận được sâu sắc và tinh tế của nhà phê bình Văn Giá: phát hiện về các cuộc trò chuyện của lão Hạc với những nhân vật khác - thông qua đó khắc hoạ chân dung tính cách của nhân vật chính và ý nghĩa của truyện.
- Ý d) chưa chính xác vì văn phong của tác giả thể hiện sự uyên thâm, sâu sắc.