Giải Bài tập đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Nghĩa của từ khan hiếm là gì?
A. Khô khan, không có nhiều
B. Rất ít, khó tìm thấy
C. Không có trong cuộc sống
D. Không thấy bao giờ
Phương pháp giải:
Đọc và chọn câu trả lời đúng
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Phân biệt nước ngọt, nước sạch và nước nói chung.
Phương pháp giải:
Phân biệt các loại nước trên
Lời giải chi tiết:
Phân biệt nước ngọt, nước sạch và nước nói chung:
- Nước ngọt: nước tự nhiên, không có vị mặn, thường ở sông, hồ, dùng để phân biệt với nước mặn, nước lợ, nước chua.
- Nước sạch nước không bị nhiễm bẩn và các chất độc hại, dùng phục vụ đời sống sinh hoạt, ăn uống của con người.
- Nước nói chung: chất lỏng không màu, không mùi, tồn tại trong tự nhiên (ao, hồ, sông, biển,...).
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
(Câu hỏi 3, SGK) Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của tác giả khi viết bài này là báo động cho mọi người về tình hình khan hiếm nước ngọt, từ đó kêu gọi phải tiết kiệm nước ngọt.
Mục đích ấy thể hiện rõ ở phần (1) và câu kết: “Con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước”.
Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản làm rõ được mục đích của tác giả, khi cho người đọc thấy rõ các lí do khiến cho nguồn nước ngọt ngày các khan hiếm.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
(Câu hỏi 4, SGK) Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt , người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt, phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
(Câu hỏi 5, SGK) So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm:
- Nguồn nước không phải vô tận.
- Số lượng nước trong sinh hoạt phục vụ con người quá lớn.
- Nguồn nước ngầm không phải lúc nào cũng khai thác được.
- Có những rác thải, chất độc mất rất lâu để phân hủy.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Vì sao đoạn trích sau được coi là một đoạn văn? Câu chủ đề của đoạn văn này là gì?
Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hầu hết nước trên hành tinh mà chúng ta đang sống là nước mặn. Trong khi số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya). Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, không phải cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Đủ thứ rác thải, có những thứ rác tiêu huỷ được, nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phá huỷ, cả những chất độc hại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
(Khan hiếm nước ngọt)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích được coi là đoạn văn bởi đó là tập hợp của những câu văn viết liền nhau. Cả đoạn biểu đạt được một ý khá hoàn chỉnh. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: "Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được".
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 Bài đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt, SBT trang 20 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Tìm kiếm một bài nghị luận có đề tài và chủ đề như bài Khan hiếm nước ngọt để làm rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của nước ngọt, nước sạch.
Phương pháp giải:
Tham khảo sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
Tham khảo bài viết dưới đây:
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH
Bảo vệ nguồn nước sạch là nhiệm vụ không phải của riêng cá nhân, tổ chức khu vực hoặc quốc gia nào mà là của cả cộng đồng, của toàn thể nhân loại. Bởi nước là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Ngày nay, với tốc độ phát triển của con người, nguồn nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm. Nếu không muốn vài chục hay vài trăm năm nữa, con cháu chúng ta không biết nước sạch là gì, thì mỗi người trong chúng ta cần kiên quyết chung tay bảo vệ nguồn nước sạch.
Tại sao phải bảo vệ nguồn nước sạch?
Vì nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái Đất. Vi sinh vật, thực vật, động vật, trong đó có con người, đều phải có nước thì mới sống được.
Nước và không khí là hai yếu tố tạo nên sự sống. Bằng chứng là khi nghiên cứu về sự sống hoặc muốn tìm sự sống trên các hành tinh khác, thì nước và không khí là hai thứ mà các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên. Chỉ cần có nước và không khí, thì sự sống có thể sẽ được hình thành.
Vai trò của nước đối với sự sống nói chung là như vậy, còn với con người thì sao? Con người sẽ chết nếu không có nước uống. Con người cũng không thể thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như giặt giũ, tắm rửa,... nếu không có nước. Tất cả mọi hoạt động lao động sản xuất của con người, nếu không có nước, cũng sẽ phải dừng lại.
Nước vô cùng cần thiết với đời sống con người là vậy, nhưng, chính con người chúng ta lại làm suy thoái, phá huỷ nguồn nước sạch từng giờ, từng ngày, vì nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Dân số tăng nhanh, rác thải sinh hoạt ùn ứ, tắc nghẽn, không được tái chế mà thải trực tiếp ra môi trường đất, môi trường nước.
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển, các công tỉ, xí nghiệp, nhà xưởng,... mọc lên như nấm. Cùng với đó là rác thải, nước thải công nghiệp xả tràn lan ra sông suối, ao hồ, đất đai,... Hoá chất ngấm trực tiếp vào nước sông suối, 10 hồ hoặc thấm qua đất rồi làm ô nhiễm đến mạch nước ngầm.
- Quá trình nông nghiệp, công nghiệp hoá sử dụng tràn lan, bừa bãi, vô tội và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,... làm các hoá chất độc hại thấm qua đất ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.
Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, nguồn nước sạch đang bị đe dọa trầm trọng. Hiện nay, có đến hơn 1 tỉ người trên thế giới đang bị thiếu khoảng 20 50 lít nước sạch mỗi ngày để phục vụ các nhu cầu cơ bản như ăn uống, vệ sinh. Và con số đó dường như không có dấu hiệu giảm đi mà có xu hướng tăng lên,
Nếu chúng ta không phát triển hòa hợp với môi trường, không tìm ra phương pháp phát triển bền vững, thì chắc chắn hậu quả không sớm thì muộn chính con người chúng ta sẽ tự gánh chịu. Bảo vệ nguồn nước sạch chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
(Theo Lệ Huyền, thegioidiengia.com)