Giải Bài tập đọc hiểu: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại trang 32 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 3: Văn bản thông tin - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều


Giải Bài tập đọc hiểu: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại trang 32 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

Những đặc điểm nhỏ trong văn bản lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại cho thấy đó là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Câu 1

Câu 1 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Những đặc điểm nhỏ trong văn bản lũ lụt là gì? -  Nguyên nhân và tác hại cho thấy đó là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đây là văn bản thông tin giải thích về hiện tượng tự nhiên. Đặc điểm trong văn bản: có sapo, có lời kết.

Câu 2

Câu 2 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy hiệu quả của nó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Văn bản đi từ giải thích hiện tượng lũ lụt đến nguyên nhân gây ra lũ lụt và cuối cùng là tác hại của lũ lụt.

Câu 3

Câu 3 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Các nội dung trong văn bản Lũ lụt là gì ... Nguyên nhân tác hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại đã cung cấp cho người đọc lượng thông tin lớn, cần thiết và bổ ích về hiện tượng lũ lụt từ định nghĩa đến nguyên nhân và tác hại của nó.

Câu 4

Câu 4 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Nêu nhận xét về cách tác giả giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) trong văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Văn bản được trình bày một cách logic theo quan hệ nguyên nhân kết quả. Đầu tiên đưa ra định nghĩa về lũ lụt, phân loại lũ, tác giả phân tích nguyên nhân xảy ra lũ lụt.

- Ở phần nguyên nhân, tác giả chia nội dung thành 4 mục nhỏ ứng với 4 nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân không có sự trùng lặp. Cuối cùng tác giả nêu tác hại của lũ lụt. Ở phần này tác giả cũng chia văn bản thành 5 mục con ứng với năm tác hại của lũ lụt.

→ Trình bày logic, rõ ràng, theo đúng trật tự nguyên nhân kết quả giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung văn bản.

Câu 5

Câu 5 (trang 32, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trà Trái Đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sử sàng phá huỷ mọi thứ mà nó phóng xuống. Những trận mưa đông, nhìn đám mây đen u ám trên bầu trời kéo theo những luồng điện cực đại phó sĩ các chớp giữa các đám mây luôn chờ nơi phù hợp để tạo bệ phóng xuống mặt đất mà con người đang sinh sống. Đó chính là sấm sét.

Sấm sét là gì?

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khi quyền giữa các đám mây mặt đất hay giữa các đám mây mang các diện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khi qu tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36 000 km/h.

Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tuỳ thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dạng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp loé lên.

Khi tia chớp loé lên, theo sau một khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng cách đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp loé lên và âm thanh sấm nghe được.

Sét là sự di chuyển của các ion những hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1 230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299 792 458 m/s.

Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta

trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của trong động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng,... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét,

Cách phòng chống sét thành an toàn nhất là gì?

* Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

* Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có dông gần xảy ra. Các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới điện bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền.

* Nên tránh xa các dây cắm các thiết bị điện và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1 mét. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có dông.

* Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không trú mưa dưới gốc cây cao, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt,...

* Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.

* Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác có điện khi sờ tay trước mặt ti vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

(Theo khoahoc.tv)

a) Đoạn trích trên gồm những thông tin chính nào? Dựa vào đâu để tìm nhanh các thông tin chính ấy?

b) Vì sao đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

c) Đoạn văn in đậm mở đầu văn bản được gọi là phần gì? Phần ấy có nhiệm vụ như thế nào?

d) Đoạn trích giúp em có thêm được những hiểu biết gì về sấm sét?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a, Đoạn trích gồm những thông tin chính về sấm sét. Dựa vào đoạn in đậm và các tiểu mục nêu trong văn bản là có thể tìm nhanh các thông tin chính ấy.

b, Đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin vì:

- Cung cấp cho người đọc thông tin về sấm sét

- Biện pháp phòng chống sấm sét

c, Đoạn văn in đậm mở đầu văn bản được gọi là phần sapo. Vai trò của đoạn sapo không chỉ nêu bật chủ đề bài viết mà còn giúp cho người viết tóm tắt được những nội dung muốn chia sẻ. Giúp người đọc nhớ được từ khóa, khái quát được nội dung, đặc biệt là trong trường hợp họ không đủ thời gian để đọc chi tiết toàn bài viết

d, Đoạn trích giúp em sấm sét hình thành từ đâu, nguyên nhân vì sao lại có sấm xét và các biện pháp phòng chống sấm sét.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập đọc hiểu: Chìa khóa vũ trụ của Gioóc - Giơ trang 48 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Gió lạnh đầu mùa trang 10 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Hịch tướng sĩ trang 45 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Tác phẩm không bao giờ cũ với thiếu nhi trang 37 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Lão Hạc trang 3 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại trang 32 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Mời trầu trang 11 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Nắng mới trang 14 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trang 32 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 17 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Người mẹ vườn cau trang 11 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều