Giải Bài tập đọc hiểu: Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
Dựa vào nội dung giới thiệu vở hài kịch Trưởng giả học làm sang trong SGK, hãy nêu đặc điểm của thể loại hài kịch thông qua một số yếu tố của vở hài kịch này.
Câu 1
Câu 1 (trang 42, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Dựa vào nội dung giới thiệu vở hài kịch Trưởng giả học làm sang trong SGK, hãy nêu đặc điểm của thể loại hài kịch thông qua một số yếu tố của vở hài kịch này.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về hài kịch để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Những đặc điểm của thể loại hài kịch trong văn bản Trưởng giả học làm sang:
Sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong. Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng hết để kiếm chác.
Người ta cười vì thấy ông ngớ ngẩn khi tin rằng những người quý tộc thường mặc áo hoa ngược, rồi người ta cười ông vì cứ moi tiền ra cho để lấy về được cái danh quý tộc hão.
Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.
Nếu xem tận mắt lớp kịch này được diễn trên sân khấu, khán giả sẽ được một trận cười đau bụng khi nhìn thấy cảnh ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra và mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc thì dớ dẩn, chẳng ra làm sao mà vẫn vênh váo ra vẻ ta đây là quý tộc, là người quý phái, sang trọng. Và qua nhân vật ông Giuốc-đanh, tác giả cũng chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.
Các đặc điểm của hài kịch:
Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xâu.
Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động cúa các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ... ) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công - phản công: thăm dò - lảng tránh; chất vấn - chối cãi, thuyết phục - phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin - từ chối,... Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Xung đột kịch thường này sinh dựa trên sự di lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cải cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,.... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cải thấp kém.
Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân. (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.
Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giá biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý vẻ cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...
Câu 2
Câu 2 (trang 42, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Nêu ra các chi tiết gây cười và chỉ ra biện pháp phóng đại.
Lời giải chi tiết:
Một số chi tiết gây cười là:
+ Thợ may may ngược áo lại bảo những người quý phái đều mặc vậy.
+ Thợ may may tất chật, đóng giày cứng lại bảo đó là khách tự tưởng tượng ra.
+ Thợ may may xấu lại thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ quần áo xuề xòa, lố bịch lại được khen đẹp, quý phái.
+ Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông" là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.
- Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông" là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.
Câu 3
Câu 3 (trang 42, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
Phương pháp giải:
Đưa ra ý kiến và lí giải hợp lí
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn trích này, em thấy ông Giuốc-đanh là người thiếu hiểu biết, ưa nịnh nọt, thích khoe khoang. Vì muốn ra dáng quý tộc mà ông sẵn sàng chi tiền thuê thợ may lễ phục cho mình, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu thợ may ông ta thuê không làm ra một bộ lễ phục xấu, không hợp với ông ta. Ông ta căn bản chẳng rõ quý tộc ăn mặc như thế nào.
Câu 4
Câu 4 (trang 42, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và đưa ra ý kiến.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán nhóm người mắc "bệnh sĩ" trong xã hội. Thiếu hiểu biết nhưng thích khoe khoang, thích nghe nịnh bợ.
Câu 5
Câu 5 (trang 42, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Dẫn ra một số thông tin em thu thập được về tác giả Mô-li-e. Xác định các thông tin có ý nghĩa giúp cho việc hiểu văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin về tác giả qua các nguồn sách vở, internet.
Lời giải chi tiết:
Moliere là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học Pháp và của lịch sử sân khấu thế giới. Hoạt động chủ yếu vào cuối thế kỉ XVII cùng thời với Boileau, La Fontaine, Racine, Moliere đem đến cho văn đàn Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách là người sáng lập ra hài kịch cổ điển và đưa nó tới đỉnh cao xán lạn, với tư cách là nhà văn chiến sĩ đã đấu tranh đến cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ, với tư cách là người nghệ sĩ ưu tú đã kết tinh được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân và dân tộc Pháp. Là một nhà cổ điển chủ nghĩa, Moliere tuân thủ nguyên tắc sáng tác của mĩ học và triết học duy lí một cách sáng tạo, tự nhiên, không gò bó. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh có giá trị nghệ thuật cao, giàu giá trị thẩm mĩ. Ông rất coi trọng vấn đề kết cấu tác phẩm. Ông đã sắp xếp tổ chức kết cấu tác phẩm, biến kết cấu thành một không gian chứa đựng và nuôi dưỡng tiếng cười. Mỗi một tác phẩm đều có những kết cấu khác nhau, góp phần thể hiện nội dung tác phẩm, điều quan trọng đối với một vở hài kịch là làm nổi bật tính cách hài kịch của nhân vật chính. Kết cấu kịch cổ điển thường có 5 hồi được phân chia thành : lời giới thiệu (giao đãi), hồi phát triển, hồi cao trào, hồi đột biến và hồi cởi nút. Moliere vận dụng những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thể loại kịch, đúng hơn là hài kịch cổ điển cộng với khả năng sáng tạo đã xây dựng nên một nhân vật có thói hà tiện tiêu biểu trong sân khấu hài kịch Pháp thế kỉ XVII.
Câu 6
Câu 6 (trang 42, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“PHÓ MAY — Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ ảo này phải mặc dùng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ở này! Vào đây, các chủ. Các chủ hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái.
Bốn chủ thợ phụ ra, hai chủ cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chủ thì lật cho ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc
THỢ PHỤ - Bấm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống
ÔNG GIUỐC-ĐANH Anh gọi ta là gì?
THỢ PHỤ - Bẩm ông lớn ạ.
ÔNG GIUỐC-ĐANH. Ông lớn ư? Ấy đẩy, ăn mặc theo lối quý phái thì thể đẩy 1 Còn ca ba ba gia kiểu áo quần trường già thì đời nào được gọi là "ông lớn". Đây ta thương về tiếng "Ông lớn" đây này!
THỢ PHỤ. Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.
ÔNG GIUỐC-ĐANH “Cụ lớn", Ồ, ổ, cụ lớn! Chú máy thông thủ tỉ đã. Cái tiếng "i lớn" đáng thưởng làm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đầu nhé. Này, cụ lớn thường cho các chủ đây."
(Trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Mô-li-e)
a) Nhận biết và chỉ ra ví dụ cụ thể về các yếu tố: lời nhân vật, tên nhân vật, chỉ dẫn sân khấu, trong đoạn trích trên.
b) Điều gì khiến người đọc buồn cười khi đọc đoạn trích trên? Dẫn ra chi tiết mà em thấy buồn cười nhất.
c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp phóng đại chỗ nào?
d) Vì sao ông Giuốc- đanh thưởng cho tốp thợ may? Em nhận xét gì về lí do mà ông Giuốc-đanh thưởng cho họ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a, Lời nhân vật: "Tôi sắp phát khùng lên vì bác đấy thì bác phó may láu cá lại viện cớ rằng vì bộ lễ phục này quá cầu kỳ nên vừa khó làm, vừa tốn công: Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại làm bộ lễ phục của ngài đấy."
Tên nhân vật: Phó may, Ông Giuốc-đanh
Lời chỉ dẫn sân khấu: Bốn chủ thợ phụ ra, hai chủ cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chủ thì lật cho ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc
b, Bốn chủ thợ phụ ra, hai chủ cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chủ thì lật cho ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc
c, Việc đám thợ phụ gọi là ông Giuốc-đanh là “ông lớn” hoặc “cụ lớn” không có gì đặc biệt nhưng được ông Giuốc-đanh hiểu sai là tôn vinh, quý phái,”không tầm thường đâu”,... và thưởng tiền cho đám thợ phụ chính là đã sử dụng thủ pháp phóng đại.
d, Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”. Bởi ông Giuốc-đanh là người ưa nịnh nọt.