Giải Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa trang 30 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 7 - Giải SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều Bài 4: Nghị luận văn học - SBT Ngữ văn 7 Cánh diều


Giải Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều

Đánh dấu X vào các ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa một văn bản nghị luận?”:

Câu 1

Câu 1 (trang 30, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Đánh dấu X vào các ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa một văn bản nghị luận?”:

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Câu hỏi 2, SGK) Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích tuần tự từ khổ thơ đầu cho tới khổ thơ cuối. Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để cho thấy vẻ đẹp của bài thơ.

Ví dụ: Dòng thơ thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.”; hoặc: “Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thầy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe, có tác dụng đem lai ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người.”;...

Câu 3

Câu 3 (trang 31, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Câu hỏi 3, SGK) Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải chi tiết:

Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng:

“Này con gà mái mơ”

“Này con gà mái vàng”

Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

– Trong đoạn văn bản trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi ... để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước ... trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng,... là bằng chứng.

Câu 4

Câu 4 (trang 31, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản trên, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Có thể lấy ví dụ như trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 5

Câu 5 (trang 31, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ. Dòng thơ thứ tư “Cục... cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà “Ò… ó o” của Trần Đăng Khoa, nó có một cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của đoạn trích là gì?

b) Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật nào để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ?

c) Qua đoạn trích, em hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì? Hãy lấy một ví dụ về biện pháp này khác với văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời

Lời giải chi tiết:

a.

- Đoạn trích trên thuộc phần đầu của văn bản

- Nội dung chính: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng gà trưa

b. Trong đoạn trích treenm tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh

c.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là: là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác.

- Ví dụ trong văn bản: “Nghe bàn chân đỡ mỏi”


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Trưa tha hương trang 36 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Tượng đài vĩ đại nhất trang 28 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) trang 12 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa trang 30 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Đẽo cày giữa đường trang 7 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 25 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 trang 41 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải sbt Ngữ văn 7 Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn - Cánh diều