Giải Bài tập đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật trang 16 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật trang 16 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Chọn các điểm cần chú ý khi đọc văn bản nghị luận:
A. Nhan đề thường cho biết nội dung, đề tài của bài viết.
B. Phân tích bối cảnh (địa điểm, thời gian) và đặc điểm nhân vật thể hiện qua những phương diện nào (hình dáng, ngôn ngữ, hành động,...).
C. Người viết định bảo vệ hay phản đối, bác bỏ điều gì? Để bảo vệ hay bác bỏ ý kiến đó, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?
D. Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan gì đến cuộc sống hiện nay và với chính mình?
Phương pháp giải:
Đọc và chọn đáp án đúng
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
(Câu hỏi 2, SGK) Theo tác giả, tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Dẫn ra một lí lẽ có trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? mà em cho là quan trọng nhất.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Theo tác giả, chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật vì động vật gắn liền với cuộc sống của con người và có ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh thái.
+ Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
=> Dẫn chứng: đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi
+ Động vật gắn liền cuộc sống con người.
=> Dẫn chứng: gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng gắn với người nông dân lao động thôn quê hay như công viên có rất nhiều loài động vật là nơi trẻ nhỏ thích đến.
+ Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường sinh tồn của con người.
=> Dẫn chứng: Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người. Nếu mất đi bất kỳ một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
(Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật? Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Tác giả phản đối việc con người đối xử không thân thiện với động vật. Thái độ phản đối thể hiện rõ ở phần (4) của văn bản: “Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng gia tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay”.
Từ đó, cũng có thể thấy tác giả đồng tình với ý kiến cần đối xử thân thiện với động vật. Thái độ ấy thể hiện rõ ở nhiều câu văn. Ví dụ, một câu trong đoạn kết (5): “Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi mỗi trường sống của chúng.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Mục đích của bài viết này là gì? Theo em, các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong bài viết có làm rõ được mục đích của tác giả không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý nhan đề
Lời giải chi tiết:
Mục đích bài viết thể hiện ngay trong nhan đề của văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? . Các lí lẽ và bằng chứng đã làm rõ được mục đích của tác giả.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SBT trang 16 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Chỉ ra một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn sau:
Mỗi loài động vật tồn tại trên Trái Đất đều là kết quả của tạo hóa trong hàng tỉ năm và tác dụng của chúng trong tự nhiên là không thể thay thế. Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người; nếu mất đi bất kì một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người.
(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)
Phương pháp giải:
Đọc và xác định
Lời giải chi tiết:
Những từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn: động vật, tồn tại, tạo hóa, tự nhiên, môi trường, sinh tồn…
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SBT trang 17 Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 2
Đọc văn bản sau và chỉ ra mối liên quan giữa bài viết này và bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? .
HẠN CHẾ NỖI ĐAU CHO LOÀI VẬT
Chúng ta chấp nhận rằng loài người cần giết các loài vật để có thức ăn mà tồn tại. Thế nhưng giết thế nào để hạn chế nỗi đau cho chúng đồng thời thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức?
Thánh Gan-đi (Gandhi), người anh hùng của Ấn Độ), một trong những nhà hoạt động vì tự do và hoà bình nổi tiếng nhất mọi thời đại đã nói rằng: “Sự vĩ đại của một quốc gia có thể được đánh giá bởi cách mà người dân nước đó đối xử với động vật như thế nào”.
Các bạn có biết, ngoài việc không ăn thịt chó mèo, các nước phát triển còn có đạo luật quy định rõ ràng trong việc giết mổ và chế biến các loài động vật?
Ở các nước Âu – Mỹ, người ta không chọc tiết để gia súc chảy máu tới chết mà có thể giết bò, lợn bằng một khẩu súng điện để các con vật không phải chịu đau đớn kéo dài.
Ở Thụy Sĩ, Chính phủ cấm các đầu bếp luộc sống một con tôm hùm. Người chế biến món ăn phải đông lạnh để con tôm hùm đi vào giấc ngủ êm ái trước khi chết. Thụy Sĩ áp đặt luật lệ nghiêm khắc trong việc chế biến tôm hùm.
Trong tiếng Pháp, có một khái niệm gọi là “coup de grâce”, để miêu tả hành động “kết liễu vì mục đích nhân đạo”, hoặc “đòn ân sủng” hay “phát súng ân huệ” nhằm giúp cho đối thủ được chết nhẹ nhàng. Vậy, nếu con người chúng ta có nhu cầu được chết một cách nhanh chóng, nhân đạo, thì các loài vật khác cũng thế. Tất cả những nước phát triển đều có nghiên cứu nghiêm túc với kiến thức sinh học lần các yếu tố nhân đạo trước khi đưa ra quy chuẩn đối xử với loài vật. Đối với nước đang phát triển thì điều đó chưa được coi trọng do sự khác biệt về trình độ và nhận thức của người dân. Chúng ta có thể thấy, thái độ khi đối xử với động vật, kế cả trong việc giết chóc, đều có thể là một tiêu chí để quốc tế đánh giá cho sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng.
Nhiều người cho rằng việc ngưng giết chóc hoặc hạn chế nỗi đau cho loài vật khi bị giết là “đạo đức giả”, thế nhưng điều này thực sự là một yếu tố quan trọng trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hoá. Cách đối xử đối với động vật phản ánh sâu sắc sự phát triển của văn hoá, giáo dục trong một quốc gia. Người Thái Lan từng rất yêu thích ăn thịt chó mèo, tuy nhiên để phát triển du lịch và nâng cao vị thế khi hội nhập kinh tế thế giới, năm 2017, Chính phủ nước này đã cấm hoạt động giết mổ chó mèo. Hiện nay, Thái Lan là một trong những thiên đường du lịch hàng đầu thế giới.
Lại nói về săn bắn, nó từng là một "môn thể thao quý tộc". Thời trung cổ vua chúa thường khẳng định sự dũng cảm và thiện chiến thông qua việc đi săn các loài thú lớn. Họ sẵn sàng hi sinh để giết được con vật, vua Phi-líp (Philip) Đệ Tứ của Pháp đã chết khi đi săn vì bị một con lợn rừng húc phải... Mặc dù gắn liền với nhu cầu của giới thượng lưu, quý tộc lẫn hoàng gia, nhưng rồi việc săn bắn vô tội và cũng phải bị cẩm ở châu Âu. Cuối thế kỉ XVIII, Vương quốc Anh thành lập Hiệp hội Hoàng gia phòng chống bạo hành đối với động vật, tổ chức này đóng góp lớn lao trong việc ngăn chặn việc giết hại động vật vì thú vui ở Anh Quốc. Năm 1977, Anh Quốc cấm giết hại hải li. Năm 2005, việc săn cáo bị cấm hoàn toàn. Sau đó, người ta cũng chế ra máy bắn đĩa để làm mục tiêu cho môn bắn súng thể thao thay vì bắn chim bồ câu hoặc chim trĩ. Nữ hoàng Ê-li-da-bét (Elizabeth) là người bảo hộ cho Hiệp hội Hoàng gia phòng chống bạo hành đối với động vật. Đến năm 2017, dưới sự chỉ đạo của Nữ hoàng, Hiệp hội đã điều tra hơn 141 760 vụ ngược đãi động vật.
Có thể nói, một bằng chứng không thể phủ nhận là thái độ xem trọng quyền được sống của loài vật tỉ lệ thuận với sự phát triển về văn hoá, giáo dục của một quốc gia. Và kể cả ở một vương quốc như nước Anh, thì quyền lực hoặc lợi ích của Hoàng gia cũng không nằm trên điều đó. Đơn giản, cách đối xử với loài vật là một chuẩn mực đánh giá của quốc tế chứ không riêng gì một cá nhân hay một quốc gia.
(Theo lostbird.vn)
Phương pháp giải:
Đọc hai văn bản và chỉ ra mối liên quan
Lời giải chi tiết:
Văn bản Hạn chế nỗi đau cho loài vật và bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? có mối liên quan trên nhiều phương diện:
- Về đề tài, cả hai văn bản đều là văn nghị luận, cùng viết về mối quan hệ giữa con người và động vật (cả vật nuôi và động vật hoang dã).
- Mục đích và nội dung chính của hai bài cũng có liên quan, vì đều đề xuất những lí do khiến con người cần thân thiện với động vật, đối xử nhân đạo với chúng; không làm hại và ngay cả khi giết động vật vì mưu sinh cũng cần hạn chế nỗi đau cho động vật.
- Cả hai bài viết đều đưa ra các lí lẽ và bằng chứng rất có sức thuyết phục về việc cần thân thiện với động vật và giảm nỗi đau cho loài vật. Cả hai bài viết đều xuất phát từ điểm nhân đạo, vì sự tiến bộ văn minh để tôn trọng, bảo vệ và sống quan thân thiện với động vật.