Giải bài tập Đọc trang 90, sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dựng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Tiếng cười trên sân khấu) điền vào những chỗ trống đề hoàn thành tất đoạn văn sạu:
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 1
Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dựng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Tiếng cười trên sân khấu) điền vào những chỗ trống để hoàn thành tất đoạn văn sau:
Hài kịch là thể loại kịch..... tập trung ......... thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, ........ những giá trị lỗi thời,....... những giá trị tiến bộ, giúp con người lạc quan, bảo vệ mình trước cái ......thay đổi..... hướng đến một nhân sinh quan tốt đẹp hơn.
Phương pháp giải:
Đọc phần Tri thức Ngữ văn, dựa vào khái niệm Hài kịch, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
"Hài kịch là thể loại kịch phê phán tập trung mỉa mai thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, đả kích những giá trị lỗi thời, cổ vũ những giá trị tiến bộ, giúp con người lạc quan, bảo vệ mình trước cái xấu , thay đổi ý thức , hướng đến một nhân sinh quan tốt đẹp hơn."
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 2
Loại yếu tố nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản hài kịch nói riêng?
A. Sự im lặng và bất động của nhân vật
B. Đối thoại của nhân vật
C. Độc thoại của nhân vật
D. Diễn biến nội tâm của nhân vật
Phương pháp giải:
Dựa vào tri thức về văn bản kịch, xác định câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D. Diễn biến nội tâm của nhân vật
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 3
Dạng xung đột nào dưới đây chỉ thấy trong văn bản hài kịch?
A. Xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả
B. Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém
C. Xung đột giữa cái thấp kém với thấp kém
D. Xung đột giữa khát vọng với số phận khắc nghiệt
Phương pháp giải:
Xác định dạng xung đột trong văn bản hài kịch
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C. Xung đột giữa cái thấp kém với thấp kém
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 4
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra (Bài 5, Ngữ văn 12) thuộc thể loại hài kịch?
Phương pháp giải:
Dựa trên những đặc điểm của thể loại hài kịch, xác định những dấu hiệu nhận biết trong văn bản Màn diễu hành - trình diễn quan thanh tra.
Lời giải chi tiết:
- Để nhận biết văn bản Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra (trích trong tác phẩm Quan thanh tra của Gogol) thuộc thể loại hài kịch, có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
+ Tình huống trớ trêu, hài hước : Tình huống trong văn bản là sự nhầm lẫn, hiểu lầm của các quan chức về nhân vật quan thanh tra giả mạo. Điều này tạo ra sự hài hước, khi các quan chức ra sức lấy lòng một người không phải là quan thanh tra thật.
+ Sự mỉa mai, châm biếm : Hài kịch thường chứa đựng yếu tố châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu của con người và xã hội. Trong văn bản, tác giả Gogol đã phê phán sâu sắc sự quan liêu, tham nhũng và lố bịch của các quan chức thông qua hành động và lời nói của họ.
+ Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém : Trong văn bản, các quan chức đều là những nhân vật đại diện cho cái thấp kém, ngu muội, tham lam. Xung đột giữa họ với "quan thanh tra" giả cũng mang lại sự hài hước, góp phần làm rõ đặc trưng của hài kịch.
+ Lời thoại mang tính cường điệu, lố bịch : Các nhân vật trong văn bản có những lời nói và hành động bị cường điệu hóa nhằm tạo ra tiếng cười, chẳng hạn như sự hoảng loạn quá mức của các quan chức trước khi gặp quan thanh tra.
Những dấu hiệu này giúp khẳng định Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra thuộc thể loại hài kịch, một thể loại đặc trưng bởi sự phê phán và châm biếm xã hội thông qua tiếng cười.
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 5
Từ một số văn bản hài kịch đã học trong Bài 5. Những tình huống khôi hài (Ngữ văn 8) và Bài 5. Tiếng cười trên sân khấu (Ngữ văn 12) hãy chỉ ra những dấu hiệu căn bản của hài kịch và sự mở rộng khuôn khổ về tri thức thể loại.
Phương pháp giải:
Chỉ ra những dấu hiệu căn bản của hài kịch và sự mở rộng khuôn khổ về tri thức thể loại trong 2 văn bản trên.
Lời giải chi tiết:
1. Dấu hiệu căn bản của hài kịch:
- Tình huống khôi hài và trớ trêu : Hài kịch thường xoay quanh những tình huống bất ngờ, trớ trêu, mang tính khôi hài, khiến người xem cười. Các tình huống này có thể là sự hiểu lầm, giả mạo, hoặc những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật xuất phát từ sự ngu ngốc, tham lam hay cố chấp.
+ Ví dụ: Trong văn bản Tôi đi học (Ngữ văn 8), tình huống gây cười là sự nhầm lẫn ngớ ngẩn và phản ứng hài hước của các nhân vật.
- Sự mỉa mai, châm biếm xã hội : Hài kịch không chỉ dừng lại ở việc tạo tiếng cười đơn thuần, mà còn có mục đích phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu của con người và xã hội. Các nhân vật thường đại diện cho những mặt tiêu cực, bị phê phán qua hành động lố bịch và lời thoại cường điệu.
+ Ví dụ: Quan thanh tra của Gogol (Ngữ văn 12) sử dụng hài kịch để phê phán sự tham nhũng và ngu ngốc của các quan chức.
- Nhân vật hài hước, có tính cách lố bịch : Các nhân vật trong hài kịch thường được xây dựng với những tính cách phóng đại, cường điệu hóa, khiến họ trở nên lố bịch, kém thông minh hoặc có những hành động kỳ quặc.
+ Ví dụ: Nhân vật Trưởng phòng trong Quan thanh tra (Ngữ văn 12) có những hành động lố bịch khi cố gắng lấy lòng "quan thanh tra" giả.
- Ngôn ngữ hài hước, cường điệu : Lời thoại của các nhân vật trong hài kịch thường mang tính cường điệu, đôi khi lố bịch hoặc vô lý, tạo ra tiếng cười từ sự đối lập giữa ngôn từ và hoàn cảnh thực tế.
+ Ví dụ: Trong Thuốc của Lỗ Tấn (Ngữ văn 8), ngôn ngữ của các nhân vật thể hiện sự mỉa mai, châm biếm về mê tín và lạc hậu trong xã hội Trung Quốc thời kỳ đó.
2. Sự mở rộng khuôn khổ về tri thức thể loại:
- Đa dạng trong chủ đề và phong cách : Hài kịch có thể được phát triển từ nhiều chủ đề khác nhau, từ những tình huống đời thường, xã hội đến các vấn đề mang tính triết lý, nhân sinh. Ngoài ra, phong cách biểu đạt tiếng cười cũng đa dạng, từ hài kịch tình huống, hài kịch nhân vật đến hài kịch lời thoại.
+ Ví dụ: Văn bản Quan thanh tra của Gogol (Ngữ văn 12) thể hiện sự phát triển của hài kịch từ hài tình huống sang hài nhân vật và xã hội.
- Sự kết hợp với yếu tố bi kịch : Trong nhiều trường hợp, hài kịch không chỉ dừng lại ở tiếng cười mà còn chứa đựng yếu tố bi kịch, thể hiện sự sâu sắc trong phê phán và mỉa mai những điều tồi tệ trong xã hội.
+ Ví dụ: Trong Quan thanh tra , đằng sau những tình huống gây cười là bi kịch của một xã hội thối nát, tham nhũng.
- Phê phán sâu sắc nhưng vẫn mang tính nhân văn : Dù phê phán mạnh mẽ những khuyết điểm của con người và xã hội, hài kịch vẫn mang tính nhân văn, giúp con người nhận ra sai lầm của mình và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Ví dụ: Những bài học rút ra từ các nhân vật trong các tác phẩm như Quan thanh tra hay Thuốc đều khuyến khích sự tự nhận thức và cải thiện bản thân.
Những đặc điểm này cho thấy hài kịch không chỉ đơn thuần là để giải trí mà còn là phương tiện nghệ thuật để phản ánh và phê phán hiện thực xã hội một cách sâu sắc, tạo ra sự mở rộng về tri thức thể loại qua từng văn bản học.
B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 6
Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới
NGƯỜI U MÊ GẶP KẺ LỪA BỊP
(Trích hài kịch Tác-tuýp (Tartuffe))
Mô-li-e
Tác-tuýp (1664) là một trong những hài kịch lớn nhất của Mô-li-e, kẻ về Tác-tuýp là một trong những nhà hài kịch lớn nhất của Mô-li-e, kể về Tác-tuýp-kẻ đạo đức giả lốt bậc chân tu, lọt vào gia đình tư sản sùng đạo Óoc-gông (Orgon), nhanh chóng thao túng tinh thần chủ nhà, gây xích mích bà-cháu, bố-con, chồng-vợ,anh-em,chủ-tớ. Mặc dù được vợ kể là En-mia (Elmire), anh vợ là Clê-ăng (Cleante) và cô hầu gái Đô-rin (Dorine) ra sức can ngăn nhưng Óoc-gông vẫn mê muội, đuổi con trai Đ-mít (Damis) ra khỏi nhà, ép con gái Ma-ri-an (Mariane) láy Tác-tuýp làm chồng, kí giấy sang tên toàn bộ tài sản và trao bí mật chính trị cho Tác-tuýp, suýt đẩy mình vào vòng lao lí.
Văn bản dưới đây trích từ một số lớp của hồi I và hồi III, diễn ra tại nhà Óoc-gông, cho thấy bộ mặt dâm đãng, xảo trá của Tác-tuýp và sự u mê của Óoc-gông.
Hồi I
Lớp 4
Óoc-gông, Clê-ăng, Đô-rin
Óoc-gông - À bác! Chào bác!
Clee-ăng - Tôi vừa định về tì lại gặp chú, may quá!
Óoc-gông - Đô-rin này… À, bác đợi tôi tí một tí nhé. Xin phép bác, tôi đang sốt ruột…để tôi hỏi xem công việc nhà ra làm sao.. Hai hôm nay có xảy ra việc gì không? Ở nhà làm những gì? Có khỏe cả không
Đô-rin - Hôm kia bà lên cơn sốt, đến tận chiều tối, đầu thì nhức như búa bổ.
Óoc-gông - Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin - Ông Tác-tuýp ấy ạ? Khỏe ơi là khỏe, đã to lại béo da dẻ hồng hào, miệng đỏ thắm lên ấy.
Óoc-gông - Tội nghiệp!
Đô-rin - Tối, bà đắng mồm đắng miệng, chả ăn được miếng nào, đầu vẫn nhức dữ dội.
Óoc-gông - Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin - Chỉ có mình ông ta ăn trước mặt bà. Ông ta thành kính xơi hai con gà gô, với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ.
Óoc-gông - Tội nghiệp!
Đô-rin - Suốt đêm bà không chợp mắt được lúc nào, người bà nóng như thiêu nên không ngủ được. Chúng cháu phải thức đến tận sáng để chăm sóc.
Óoc-gông - Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin - Ông ra buồn ngủ díp cả mắt lại, vừa rời bàn ăn là chui ngay vào buồng, lăn kềnh xuống cái giường ấm áp, đánh một giấc đến tận hôm sau.
Óoc-gông - Tội nghiệp!
Đô-rin - Sau cùng chúng cháu nói mãi bà mới chịu để cho chích máu; thế là bà thấy nhẹ hẳn đi.
Óoc-gông - Còn ôn Tác-tuýp?
Đô-rin - Ông hồi phục tinh thần giỏi ra trò. Để luyện cho linh hồn mình chống đau khổ, trong bữa ăn sáng, ông ta uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất.
Óoc-gông - Tội nghiệp!
Đô-rin - Thế là cả ông ấy, cả bà cháu bây giờ đều khỏe. Cháu vào báo cho bà biết trước là ông mừng bà đã hồi phục nhé.
Hồi III
Lớp 5
Tác-tuýp, Đô-rin
Tác-tuýp (thấy Đô-rin, nói với người hầu của mình) - Này con, con cất cái gai với cái roi hành xác cho ta, và con hãy cầu Chúa lúc nào cũng soi sáng cho con. Có ai đến hỏi, bảo ta ra nhà lao phát tiền chẩn cho kẻ tù nhân.
Đô-rin - Rõ khéo điệu, khéo lừa bịp chưa!
Tác-tuýp - Chị cần gì?
Đô-rin - Nói với ông…
Tác-tuýp (rút cái khăn tay ở túi ra) - Chao ơi, lạy Chúa, tôi xin chị hãy cầm lấy cái khăn tay này rồi hãy nói.
Đô-rin - Làm sao kia?
Tác-tuýp - Chị che cái ngực chị đi, tôi không sao nhìn được, những thứ ấy làm tổn thương linh hồn và làm nảy ra những ý nghĩ tội lỗi.
Đô-rin - Thế ra ông dễ bị cám dỗ thế kia à? [...] Tôi thì chẳng dễ thèm thuồng đến thế. Giờ ông có trần truồng như nhộng ra đây, thì cái thể xác của ông cũng chẳng khiêu khích được tôi tí nào.
Tác-tuýp - Chị ăn nói cho khiêm nhường một chút. Không thì tôi bỏ đi ngay tức khắc.
Đô-rin - Không, không, chính tôi đi ngay bây giờ đây. Tôi chỉ cần nói với ông một câu thôi. Bà tôi xin ông cho nói một câu chuyện, bà tôi sắp xuống đây bây giờ.
Tác-tuýp - Ôi! Tôi rất vui lòng.
Đô-rin (nói một mình) - Gớm, dịu hẳn ngay đi! Đấy, mình nói có sai đâu.
Tác-tuýp - Bà có xuống ngay không chị?
Đô-rin - Hình như tôi đã thấy tiếng bà rồi đấy. Đúng rồi, chính bà tôi đã vào đấy; thôi, tôi để hai người nói chuyện.
Lớp 3
Tác-tuýp, En-mia
Tác-tuýp - Cầu Chúa mãi mãi ban phước lành cho quý thể và cho linh hồn bà. Cầu Người phù hộ bà suốt đời được sung sướng như kẻ mọn này vẫn đang hằng mong ước.
En-mia - Đa tạ ông vì lời cầu kính Chúa ấy nhưng ta hay ngồi xuống ghế cho tiện.
Tác- tuýp (ngồi) - Sau cơn khó ở vừa qua, bà đã thấy người hồi phục chưa ạ
En-mia (ngồi) - Đã khá lắm, khỏi hẳn sốt rồi ạ[...]Tôi muốn thưa riêng với ông một chuyện. Cũng may là ở đây vắng vẻ, không ai tọc mạch
Tác- tuýp - Tôi cũng nghĩ làm sung sướng vô cùng. Thưa bà, được diễm phúc cùng bà ngồi nói chuyện, mặt đối mặt thì còn gì bằng. Tôi vẫn cầu xin Chúa ban cho một khách như thế này, mà cho đến nay Người vẫn chưa giáng phúc cho
En-mia - Về phần tôi, tôi chỉ muốn thưa với ông một câu chuyện, mong muốn cởi mở cả tấm lòng, đừng giấu tôi điều gì
Tác- tuýp - Tôi cũng chỉ mong ước một đặc ân cao quý nhất là được giãi bày hết nỗi lòng với bà. Tôi xin thề rằng bấy lâu nay nếu tôi có kêu rên về việc khách khứa ra vào nơi đây vì dung nhan kiều diễm của bà thì sự đó cũng chẳng phải là tôi oán thù gì bà. Trái lại, đó chỉ là vì tôi quá nhiệt tình chỉ vì một tấm hình [...] (Đặt tay lên đầu gối En-mia).
En-mia - Tay ông làm gì thế ?
Tác- t thứuýp - Tôi sờ cái áo, thứ vải này mịn quá
En-mia - Ồ! Xin ông, ông bỏ tay ra, tôi có máu hay buồn. (En-mia dịch ghế ra, Tác-tuýp nhích ghế theo).
Tác- tuýp - Trời! Thứ hàng ren này đẹp lạ. Bây giờ người ta làm mới tuyệt làm sao! Chưa hề thấy người ta làm các thứ hàng khéo đến thế bao giờ
En-mia - Đúng thế. Nhưng ta hãy nói vào chuyện của ta một tí. Nghe đồn nhà tôi muốn bội lời ước cũ và gả cô bé cho ông có đúng thế không ạ?
Tác- tuýp - Ông nhà cũng có nói qua với tôi, nhưng, thưa bà, điều ấy đâu có phải là hạnh phúc mà tôi mơ ước. Cái hạnh phúc kì diệu mà tôi hằng sở nguyện nó ở chỗ khác kia
En-mia - Ấy là vì ông chả thích gì ở cõi đời trần tục này
Tác- tuýp - Lòng tôi đâu có phải là gỗ đá
En-mia - Riêng tôi lại cứ tưởng ông chỉ có những khát vọng về thiên đường và chẳng màng đến cái gì ở trần gian này.
Tác- tuýp - Lòng người say sưa với những cái đẹp vĩnh cửu, nhưng cũng không vì thế mà không thích những cái đẹp trần tục. Chúng ta dễ say đắm trước những công trình hoàn mỹ mà Chúa sáng tạo. Ở người phụ nữ, có hình ảnh diễm lệ của Chúa. [...] Bà là một kì công của tạo hóa. Trông thấy bà tôi cũng không thể không kính phục Đấng sinh ra muôn loài. Lòng tôi bừng cháy một mối tình nồng nàn trước hình ảnh tuyệt mỹ của Chúa là bà [...].
En-mia - Thật là một lời tỏ tình lịch sự, nhưng cũng khá lạ lùng. Tôi thường ông phải nén lòng hơn thế và suy nghĩ một tí xem thế nào thì mới phải. Một người sùng đạo như ông mà ai cũng bảo là…
Tác- tuýp - Ấy thưa bà, dù sùng đạo tôi vẫn chỉ là một con người. Trước nhan sắc thần tiên của bà, người ta chỉ có đắm đuối mà thôi, chứ không lý luận gì được.[...] Tất cả ước nguyện của tôi đều hướng về vẻ đẹp mê hồn của bà. Đã có đến nghìn lần tôi tỏ tình ở đầu mày cuối mắt, ở những tiếng thở dài não nuột. Hôm nay tôi mượn lời nói để giãi bày nỗi lòng tường tận hơn. Nếu trái tim nhân hậu của bà đoán tới nỗi đau khổ của kẻ nô lệ hèn mọn này, nếu mà rủ lòng thương mà hạ cổ đến kẻ bất tài này, thì thưa quý phu nhân kiều diễm, kẻ này xin thờ phụng phu nhân một cách không có lòng mộ đạo nào so sánh được. Với tôi, bà không lo gì về danh dự hết và cũng không sợ tôi không trung thành. Những hạn tình nhân cung đình được phụ nữ say mê thường cứ khoa chương rầm rĩ, khua chuông đánh mõ cho mọi người biết cái diễm phúc họ đã giành được, thế là họ làm ô danh những kẻ họ thờ phụng. Còn bọn chúng tôi thì yêu rất kín đáo, không bao giờ để lộ mảy may. Chúng tôi cần giữ tiếng cho mình được bao nhiêu thì người chúng tôi yêu cũng được dự kiến bấy nhiêu. Những ai nhận tấm lòng tha thiết của chúng tôi thì được hưởng ái tình không tai tiếng và lạc thú không chút sợ hãi.
En-mia - Tôi đã nghe ông nói, ông đã giãi bày tâm sự bằng những lời hùng biện khá bạo đấy. Ông không sợ tôi sẽ đem câu chuyện phong tình này kể lại với chồng tôi hay sao? Ông không sợ nếu chồng tôi biết mối tình đường đột này thì lòng yêu mến đối với ông sẽ giảm đi hay sao? [...] Tôi sẽ không mách chồng tôi, nhưng về phần ông thì, ngược lại, tôi yêu cầu ông một điều, là ông hãy giục chồng tôi cho Va-le-rơ (Vallere) cưới Ma-ri-an ngay, ông phải dứt khoát không được làm lôi thôi gì cả. Từ rầy, ông phải từ bỏ không được lợi dụng cái uy quyền bất chính để hi vọng đoạt lấy tài sản của người khác và…
[ Lược dẫn: Đến đây, Đa-mít từ chỗ nấp bước ra, sau đó khi Óoc-gông vào, anh đem chuyện mình nghe được kể cho cha biết. Tác-tuýp xảo trá xoay đổi tình thế bằng “khổ nhục kế” khiến Óoc-gông tưởng Đa-mít bịa đặt. Ông đuổi Đa-mít ra khỏi nhà, tuyên bố truất phần gia tài của con trai, đẩy nhanh việc gả con gái cho Tác-tuýp.]
Lớp 7
Óoc-gông, Tác-tuýp
Óoc-gông - Đời thuở nhà ai lại lăng mạ một bậc thánh nhân như thế bao giờ
Tác- tuýp - Lạy Chúa! Chúa tha tội cho kẻ đã làm con khổ nhục. (Nói với Óoc-gông) Bác ơi, bác có hiểu thấu tôi thấy người ta định bôi nhọ tôi trước mặt bác, tôi khổ tâm như thế nào không?
Óoc-gông - Khổ quá!
Tác- tuýp - Chỉ nghĩ đến cái sự bội bạc đó, lòng tôi cũng đủ tê tái ê chề, tôi ghê tởm… Tôi đau xé ruột xé gan, tôi không thể nói nên lời, có lẽ tôi chết mất, bác ơi.
Óoc-gông - (Vừa khóc vừa chạy ra phía cửa mà con trai mới ra khỏi) Thằng bất lương! Không hiểu sao lúc nãy tao lại tha cho mày mà không đập chết mày ngay lúc ấy. Bác ơi, bác hãy bình tâm lại, xin bác đừng giận.
Tác- tuýp - Thôi, thôi, hãy gác những chuyện bàn cái bực mình này lại. Tôi thấy rõ là vì tôi mà gia đình bác lục đục, tôi nghĩ rằng tôi cần đi khỏi cho rồi, bác ạ.
Óoc-gông - Chết rồi, sao bác lại dạy thế?
Tác- tuýp - Cả nhà hằn thù tôi, rõ ràng là ai cũng tìm cách làm cho bác nghi ngờ lòng chân thành của tôi.
Óoc-gông - Bác chấp làm gì. Bác xem, tôi có thèm nghe đứa nào đâu
Tác- tuýp - Hẳn họ chưa buông tha đâu. Lần này, bác vứt bỏ những chuyện bịa đặt ấy nhưng biết đâu lần sau bác lại bù tai nghe
Óoc-gông - Không, không bao giờ, bác ạ.
Tác- tuýp - Những, bác ơi, vợ thỏ thẻ bên tai thì chắc là dễ làm xiêu lòng chồng.
Óoc-gông - Không, không
Tác- tuýp - Thôi, bác cứ để tôi đi, cho người ta chả còn lí do gì gây sự với tôi.
Óoc-gông - Không, bác phải ở lại, không có bác thì tôi sống làm sao!
Tác- tuýp - Đã thế thì tôi phải đành nhẫn nhục chịu đau khổ vậy
Tác- tuýp - Thì thôi, ta không nói chuyện ấy nữa. Nhưng phải liệu xử sự như thế nào mới được. Chuyện danh dự là khó lắm. Và tôi cũng phải đề phòng lời ong tiếng ve, phải làm sao cho người ta khỏi nghi ngờ nhảm nhí, để tình bằng hữu của chúng ta khỏi bị tổn thương. Tôi sẽ tránh mặt bác gái, bác sẽ thấy tôi…
Óoc-gông - Không được, bác sẽ cứ trò chuyện với nhà tôi, thây xác tất! Tôi chỉ muốn lúc nào mọi người cũng thấy bác đứng ngồi bên cạnh nhà tôi; ấy, tôi cứ thích trêu gan thiên hạ như vậy. Chưa hết đâu, tôi còn muốn chỉ để một mình bác thừa hưởng gia tài của tôi, và ngay bây giờ tôi đi sang tên cho bác một cách hợp lệ tất cả cái cơ nghiệp này, xem chúng nó làm gì được nào. Bác là người bạn chân thực, người bạn tốt mà tôi chọn làm rể, tôi quý gấp trăm lần vợ con, họ hàng. Bác không từ chối chứ?
Tác-tuýp - Lạy Chúa! Ý Chúa đã định thì phải tuân theo.
Óoc-gông - Tội nghiệp chưa! Phải mau mau làm giấy tờ mới được, cho những đứa ganh ghét cứ uất lên mà chết!
(In trong Mô-li-e - Tuyển tập kịch, tập I, Đỗ Đức Hiểu dịch,
NXB Văn học, 1964, tr.46-90).
1. Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản Người u mê gặp kẻ lừa bịp, từ đó xác định tình huống hài kịch.
2. Dựa vào bảng sau, hãy nêu tiếp một số lời nói và hành động, cho thấy những cách đánh giá khác nhau về nhân vật Tác-tuýp (làm vào vở)
Tác-tuýp muốn chứng tỏ bản thân |
Tác-tuýp trong đánh giá của Óoc-gông |
Tác-tuýp trong đánh giá của Đô-rin |
- Bậc chân tu khổ hạnh: “áo gai, roi hành xác” - … |
- Con người đáng được quan tâm: “Thế còn ông Tác-tuýp?” -... |
- Kẻ tham ăn tục uống; “xơi hai con gà gõ”, “nửa cái đùi cừu”, “uống liền một hơi bốn cốc rượu vang” -... |
3. Từ bảng liệt kê ở câu hỏi 2, hãy xác định xung đột hài kịch trong văn bản Người u mê gặp kẻ lừa bịp.
4. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, hãy xác định tính cách của Tác-tuýp, Óoc-gông, Đô-rin
5. Qua nhân vật Tác-tuýp và Óoc-gông, Mô-li-e cười nhạo điều gì? Tại sao tiếng cười này vẫn cần thiết trong cuộc sống ngày nay?
6. Mô-li-e là người sáng tạo ra tiếng cười bi hài, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Hãy chỉ ra tiếng cười ấy trong văn bản Người u mê gặp kẻ lừa bịp.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản
Lời giải chi tiết:
1. Tham khảo văn bản:
Câu chuyện kể về Tác-tuýp-kẻ đạo đức giả lốt bậc chân tu, lọt vào gia đình tư sản sùng đạo Óoc-gông (Orgon), nhanh chóng thao túng tinh thần chủ nhà, gây xích mích bà-cháu, bố-con, chồng-vợ,anh-em,chủ-tớ. Mặc dù được vợ kể là En-mia (Elmire), anh vợ là Clê-ăng (Cleante) và cô hầu gái Đô-rin (Dorine) ra sức can ngăn nhưng Óoc-gông vẫn mê muội, đuổi con trai Đ-mít (Damis) ra khỏi nhà, ép con gái Ma-ri-an (Mariane) láy Tác-tuýp làm chồng, kí giấy sang tên toàn bộ tài sản và trao bí mật chính trị cho Tác-tuýp, suýt đẩy mình vào vòng lao lí
2.
Tác-tuýp muốn chứng tỏ bản thân |
Tác-tuýp trong đánh giá của Óoc-gông |
Tác-tuýp trong đánh giá của Đô-rin |
- Bậc chân tu khổ hạnh: “áo gai, roi hành xác” - Người sùng đạo - Nhân đạo: “phát tiền chẩn cho kẻ tù nhân” - Đứng đắn: “Chị che cái ngực chị đi, tôi không sao nhìn được..”, - Đầy lòng vị tha: “Chúa tha tội cho kẻ đã làm con khổ nhục” - Luôn sống và nghĩ tới người khác: “vì tôi mà gia đình bác lục đục, tôi nghĩ tôi cần đi khỏi cho rồi.”, “đề phòng lời ong tiếng ve… tình bằng hữu của chúng ta khỏi bị tổn thương”, “tránh mặt bác gái” |
- Con người đáng được quan tâm: “Thế còn ông Tác-tuýp?” - Bậc thánh nhân - Là một người đáng để tin tưởng: “tôi có thèm nghe đứa nào đâu”, đòi đuổi con trai, không tin tưởng gia đình của mình, “để một mình bác thừa hưởng gia tài của tôi”, “bây giờ tôi đi sang tên cho bác”, “bác là người bạn chân thực, người bạn tốt”, “quý gấp trăm ngàn lần vợ con, họ hàng” |
- Kẻ tham ăn tục uống; “xơi hai con gà gõ”, “nửa cái đùi cừu”, “uống liền một hơi bốn cốc rượu vang” - Vô tâm chỉ biết nghĩ đến bản thân mình: trong khi “bà” đắng miệng, chả ăn được, đầu vẫn nhức dữ dội” thì ông ta lại thể hiện rõ cái bản chất tham ăn tục uống, “vừa rời bàn ăn là chui ngay vào buồng.. đánh một giấc đến tận hôm sau.” - Là một người “giỏi ra trò”: “để luyện cho linh hồn chống đau khổ” thì ông ta đã “uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất” |
3. Từ bảng liệt kê ở câu hỏi 2, xung đột hài kịch trong văn bản Người u mê gặp kẻ lừa bịp là:
- Xung đột giữa lòng tin tưởng và sự xảo quyệt: Lòng tin mù quáng của Óoc-gông vào những lời nói dối, sự xảo quyệt của Tác-tuýp
-Xung đột giữa gia đình và xã hội…
4. Tính cách của Tác-tuýp:
+ Giả dối, xảo quyệt: Luôn tỏ ra mình là người rất sùng đạo, sử dụng những từ ngữ hoa mỹ, bóng bẩy, chèo lái những lời nói của mình, đưa ra những lời hứa ngọt ngào để có thể che đậy đi bản chất và những hành vi xấu xa của mình của mình.
+ Háo sắc: Làm ra những hành động không nên làm với En-mia
+ Tham lam, ích kỷ: Biết cách lợi dụng người khác, lợi dụng các tình huống để đạt được mục đích, đạt được cái tham vọng của bản thân
Tính cách của Óoc-gông:
+ Dễ tin khiến cho lòng tin trở nên mù quáng
+ Sống theo cảm xúc cá nhân
Tính cách của Đô-rin:
+ Thông minh, sắc sảo: Nhận ra được bản chất của Tác-tuýp, cố gắng cảnh báo gia đình, nói về Tác-tuýp nhưng không hề “đánh một cách trực tiếp” vào lòng tự trọng của Óoc-gông
+ Can đảm: Dám đứng lên để cố gắng cảnh báo cho gia đình.
5. Qua nhân vật Tác-tuýp và Óoc-gông, Mô-li-e cười nhạo
- Sự giả dối và lòng tin mù quáng
- Sự thiếu tỉnh táo, dễ bị tác động
- Lòng tin vào xã hội và sự tin tưởng vào gia đình
Tiếng cười này vẫn cần thiết trong cuộc sống ngày nay vì:
- Tiếng cười đó vẫn phản ánh đúng được hiện thực của xã hội. Đó là vấn đề về niềm tin, về sự giả dối giữa người với người; giữa gia đình và xã hội… Điều đó là cần thiết trong xã hội đang biến động từng giây, từng phút và vô cùng phức tạp trong cuộc sống hiện nay.
- Nó tồn tại như một bài học để chúng ta cảnh giác hơn, để chúng ta nhìn nhận lại bản thân và suy nghĩ về những vấn đề xã hội, về bản chất của con người. Đồng thời đây cũng là một bài học cho chúng ta về việc: sống thật với chính mình.
6.Tiếng cười bi hài trong đoạn trích được hiện lên thông qua những tình huống trớ trêu (Tác-tuýp càng cố gắng che giấu bản chất thật thì càng lọ rõ những điểm yếu của mình); thông qua sự đối lập giữa tính cách và bản chất của Óoc-gông và Tác-tuýp…
1. Tham khảo văn bản:
Câu chuyện kể về Tác-tuýp-kẻ đạo đức giả lốt bậc chân tu, lọt vào gia đình tư sản sùng đạo Óoc-gông (Orgon), nhanh chóng thao túng tinh thần chủ nhà, gây xích mích bà-cháu, bố-con, chồng-vợ,anh-em,chủ-tớ. Mặc dù được vợ kể là En-mia (Elmire), anh vợ là Clê-ăng (Cleante) và cô hầu gái Đô-rin (Dorine) ra sức can ngăn nhưng Óoc-gông vẫn mê muội, đuổi con trai Đ-mít (Damis) ra khỏi nhà, ép con gái Ma-ri-an (Mariane) láy Tác-tuýp làm chồng, kí giấy sang tên toàn bộ tài sản và trao bí mật chính trị cho Tác-tuýp, suýt đẩy mình vào vòng lao lí
2.
Tác-tuýp muốn chứng tỏ bản thân |
Tác-tuýp trong đánh giá của Óoc-gông |
Tác-tuýp trong đánh giá của Đô-rin |
- Bậc chân tu khổ hạnh: “áo gai, roi hành xác” - Người sùng đạo - Nhân đạo: “phát tiền chẩn cho kẻ tù nhân” - Đứng đắn: “Chị che cái ngực chị đi, tôi không sao nhìn được..”, - Đầy lòng vị tha: “Chúa tha tội cho kẻ đã làm con khổ nhục” - Luôn sống và nghĩ tới người khác: “vì tôi mà gia đình bác lục đục, tôi nghĩ tôi cần đi khỏi cho rồi.”, “đề phòng lời ong tiếng ve… tình bằng hữu của chúng ta khỏi bị tổn thương”, “tránh mặt bác gái” |
- Con người đáng được quan tâm: “Thế còn ông Tác-tuýp?” - Bậc thánh nhân - Là một người đáng để tin tưởng: “tôi có thèm nghe đứa nào đâu”, đòi đuổi con trai, không tin tưởng gia đình của mình, “để một mình bác thừa hưởng gia tài của tôi”, “bây giờ tôi đi sang tên cho bác”, “bác là người bạn chân thực, người bạn tốt”, “quý gấp trăm ngàn lần vợ con, họ hàng” |
- Kẻ tham ăn tục uống; “xơi hai con gà gõ”, “nửa cái đùi cừu”, “uống liền một hơi bốn cốc rượu vang” - Vô tâm chỉ biết nghĩ đến bản thân mình: trong khi “bà” đắng miệng, chả ăn được, đầu vẫn nhức dữ dội” thì ông ta lại thể hiện rõ cái bản chất tham ăn tục uống, “vừa rời bàn ăn là chui ngay vào buồng.. đánh một giấc đến tận hôm sau.” - Là một người “giỏi ra trò”: “để luyện cho linh hồn chống đau khổ” thì ông ta đã “uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất” |
3. Từ bảng liệt kê ở câu hỏi 2, xung đột hài kịch trong văn bản Người u mê gặp kẻ lừa bịp là:
- Xung đột giữa lòng tin tưởng và sự xảo quyệt: Lòng tin mù quáng của Óoc-gông vào những lời nói dối, sự xảo quyệt của Tác-tuýp
-Xung đột giữa gia đình và xã hội…
4. Tính cách của Tác-tuýp:
+ Giả dối, xảo quyệt: Luôn tỏ ra mình là người rất sùng đạo, sử dụng những từ ngữ hoa mỹ, bóng bẩy, chèo lái những lời nói của mình, đưa ra những lời hứa ngọt ngào để có thể che đậy đi bản chất và những hành vi xấu xa của mình của mình.
+ Háo sắc: Làm ra những hành động không nên làm với En-mia
+ Tham lam, ích kỷ: Biết cách lợi dụng người khác, lợi dụng các tình huống để đạt được mục đích, đạt được cái tham vọng của bản thân
Tính cách của Óoc-gông:
+ Dễ tin khiến cho lòng tin trở nên mù quáng
+ Sống theo cảm xúc cá nhân
Tính cách của Đô-rin:
+ Thông minh, sắc sảo: Nhận ra được bản chất của Tác-tuýp, cố gắng cảnh báo gia đình, nói về Tác-tuýp nhưng không hề “đánh một cách trực tiếp” vào lòng tự trọng của Óoc-gông
+ Can đảm: Dám đứng lên để cố gắng cảnh báo cho gia đình.
5. Qua nhân vật Tác-tuýp và Óoc-gông, Mô-li-e cười nhạo
- Sự giả dối và lòng tin mù quáng
- Sự thiếu tỉnh táo, dễ bị tác động
- Lòng tin vào xã hội và sự tin tưởng vào gia đình
Tiếng cười này vẫn cần thiết trong cuộc sống ngày nay vì:
- Tiếng cười đó vẫn phản ánh đúng được hiện thực của xã hội. Đó là vấn đề về niềm tin, về sự giả dối giữa người với người; giữa gia đình và xã hội… Điều đó là cần thiết trong xã hội đang biến động từng giây, từng phút và vô cùng phức tạp trong cuộc sống hiện nay.
- Nó tồn tại như một bài học để chúng ta cảnh giác hơn, để chúng ta nhìn nhận lại bản thân và suy nghĩ về những vấn đề xã hội, về bản chất của con người. Đồng thời đây cũng là một bài học cho chúng ta về việc: sống thật với chính mình.
6.Tiếng cười bi hài trong đoạn trích được hiện lên thông qua những tình huống trớ trêu (Tác-tuýp càng cố gắng che giấu bản chất thật thì càng lọ rõ những điểm yếu của mình); thông qua sự đối lập giữa tính cách và bản chất của Óoc-gông và Tác-tuýp…