Giải bài tập Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 7 vở thực hành ngữ văn 7 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 7, soạn vở thực hành Ngữ văn 7 KNTT Bài 6. Bài học cuộc sống


Giải bài tập Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 7 vở thực hành ngữ văn 7

Nhận xét chung về số tiếng ở các câu tục ngữ:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Nhận xét chung về số tiếng ở các câu tục ngữ:

Phương pháp giải:

Các em đọc lại các câu tục ngữ, nhận xét số tiếng của từng câu để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục tục ngữ:

+ Câu 1: 8 tiếng

+ Câu 2: 12 tiếng

+ Câu 3: 16 tiếng

+ Câu 4: 14 tiếng

+ Câu 5: 6 tiếng

+ Câu 6: 8 tiếng

+ Câu 7: 6 tiếng

+ Câu 8: 10 tiếng

+ Câu 9: 5 tiếng

+ Câu 10: 6 tiếng

+ Câu 11: 6 tiếng

+ Câu 12: 6 tiếng

+ Câu 13: 7 tiếng

+ Câu 14: 6 tiếng

+ Câu 15: 14 tiếng

- Nhận xét chung về độ dài của tục ngữ: đa số là ngắn gọn.

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Những câu tục ngữ trong bài học có gieo vần:

Tác dụng của việc gieo vần:

Phương pháp giải:

Các em vận dụng cách gieo vần của tục ngữ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, câu có gieo vần là: trừ câu 14, các câu còn lại đều có gieo vần.

- Việc gieo vần như vậy khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, khiến cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt:

Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự câu tục ngữ trên:

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

- Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

+ “Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.”

+ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên?

Tác dụng của việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc ngôn từ của một số câu tục ngữ:

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trên:

+ Số tiếng bằng nhau

+ Từ loại tương ứng qua từng vế

+ Thanh điệu đối nhau

+ Có hình ảnh tương đồng

*Tác dụng: Tạo nhạc điệu cho câu; giúp dễ nhớ, dễ thuộc

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Chia các câu tục ngữ trong bài học vào các chủ đề:

STT

Chủ đề

Các câu tục ngữ

1

2

3

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

STT

Chủ đề

Các câu tục ngữ

1

bài học kinh nghiệm thời tiết

Câu 1 đến câu 5

2

chủ đề lao động

Câu 6 đến câu 8

3

chủ đề đời sống xã hội.

Câu 9 đến câu 15

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Phân loại cách thể hiện ý nghĩa của các câu tục ngữ:

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa trực tiếp

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh ẩn dụ

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa trực tiếp

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh ẩn dụ

1,2,3,5,6,7,8,11,12,13.

4,9,10,14,15

Bài tập 7

Bài tập 7 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không?

Bài học mà em rút ra được từ hai câu tục ngữ đó:

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của hai câu tục ngữ này không loại trừ nhau.

- Bài học từ hai câu tục ngữ trên là: Học thầy là rất quan trọng nhưng cũng phải biết học hỏi từ cả bạn bè nữa.

Bài tập 8

Bài tập 8 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay là bởi:

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Bởi vì những câu tục ngữ về đời sống xã hội nói lên những đạo lí sống rất bền vững: tinh thần đoàn kết, con người được đặt lên hàng đầu, …

Bài tập 9

Bài tập 9 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Cuộc đối thoại giả định giữa hai người (khoảng 5-7 câu, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để viết cuộc đối thoại.

Lời giải chi tiết:

Anh A: Dạo này làm ăn thế nào?

Anh B: Ôi! Chán lắm anh ạ! Chả có ma nào vào mua.

Anh A: Anh đã kiểm tra khâu sản phẩm chưa?

Anh B: Hàng hoá thì tôi nhập hết ấy mà, có tự làm cái nào đâu. Nhập cho nhanh anh ạ!

Anh A: Ối! Anh nên tìm tòi mà học hỏi họ cách làm đi chứ, muốn lành nghề chớ nề học hỏi mà.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Gặp lá cơm nếp trang 23 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Gò me trang 50 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Hãy cầm lấy và đọc trang 37 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Hội lồng tồng trang 68 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Lễ rửa làng của người Lô Lô trang 55 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 7 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Mùa xuân nho nhỏ trang 48 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Ngàn sao làm việc trang 13 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Ngôi nhà trên cây trang 14 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Người thầy đầu tiên trang 37 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Những khuôn cửa dấu yêu trang 68 vở thực hành ngữ văn 7