Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16 vở thực hành ngữ văn 7 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 7, soạn vở thực hành Ngữ văn 7 KNTT Bài 6. Bài học cuộc sống


Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16 vở thực hành ngữ văn 7

Điền các thông tin so sánh giữa truyện ngụ ngôn và tục ngữ vào bảng sau:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 16 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Điền các thông tin so sánh giữa truyện ngụ ngôn và tục ngữ vào bảng sau:

Phương diện so sánh

Truyện ngụ ngôn

Tục ngữ

Loại sáng tác

Nội dung

Dung lượng văn bản

Phương pháp giải:

Đoc bài bài cũ đề hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết:

Phương diện so sánh

Truyện ngụ ngôn

Tục ngữ

Loại sáng tác

Tự sự cỡ nhỏ

Ngôn từ dân gian

Nội dung

Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống.

Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm đạo đức và ứng xử trong đời sống

Dung lượng văn bản

Ngắn ngọn

Ngắn gọn

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 17 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Sưu tầm tục ngữ và phân nhóm theo chủ đề:

Nhóm chủ đề

Các câu tục ngữ

Phương pháp giải:

Em hãy sưu tầm các câu tục ngữ để hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết:

Nhóm chủ đề

Các câu tục ngữ

Tục ngữ về lao động sản xuất:

“Con trâu là đầu cơ nghiệp”

“Muốn cho lúa này bông to

Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.”

“Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo

Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.”

Tục ngữ về tình cảm gia đình:

“Chị ngã em nâng”

“Em thuận anh hoà là nhà có phúc”

“Bà con xa không bằng láng giềng gần”

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 17 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, thành ngữ và tục ngữ trong bài học.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc, đáp ứng đủ yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

Qua hai câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” và “Ếch ngồi đáy giếng”, em học được hai bài học quý giá. Đó là luôn phải có chính kiến của bản thân trong mọi trường hợp và giữ vững quan điểm cuối cùng, không nghe theo quá nhiều ý kiến từ người khác để rồi không biết mình muốn gì, làm gì. Bên cạnh đó, em còn học được rằng đừng bao giờ kiêu căng, ngạo mạn, tự tin thái quá vì trong cuộc sống còn có rất nhiều người giỏi hơn mình, có đời sống xã hội phong phú hơn mình. Em nên học hỏi họ và khiêm tốt hơn nữa. Với một loạt các câu tục ngữ được học, em đều thấy mỗi câu lại mang tới cho chúng ta một kinh nghiệm sống riêng. Trong số đó, em thích nhất câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ này đã nói lên tinh thần đoàn kết một lòng của con người, để có thế làm nên thành công lớn, chúng ta cùng hợp sức để thực hiện nó. Đoàn kết cũng chính là một trong số phẩm chất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục giữ gìn và phát huy.

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 18 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.

- Tên truyện ngụ ngôn:

- Thành ngữ đúc kết được từ truyện ngụ ngôn:

- Tóm lược nội dung của truyện ngụ ngôn:

Phương pháp giải:

Tìm truyện ngụ ngôn mà em ấn tượng và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Tên truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng

- Thành ngữ đúc kết được từ truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng

- Tóm lược nội dung của truyện ngụ ngôn:

Câu chuyện kể về một chú ếch sống ở nơi đáy giếng sâu. Hàng ngày, chú chỉ nhìn lên bầu trời bé bằng cái vung và tự đắc cho rằng mình hiểu biết mọi chuyện. Một ngày, nhân một trận mưa lớn, nước giếng được nâng lên cao, chú ếch này có cơ hội lên khỏi miêng giếng. Ấy vậy, chú vẫn dương dương nhìn trời, không để ý cung quanh. Rồi cuối cùng, chú ếch đã bị một con trâu dẫm bẹp. Chính vì vậy, chúng ta thường hay dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để nói đến những người không có cái nhìn bao quát, chỉ biết nhìn một khía cạnh của vấn đề mà vẫn luôn kiêu ngạo, coi thường người khác.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Quê hương trang 41 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt trang 60 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thân thiện với môi trường trang 59 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thiên nga, cá măng và tôm hùm trang 13 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thủy tiên tháng Một trang 51 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16, 17 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 31 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 31,32 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 45 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 47, 48, 49 vở thực hành ngữ văn 7