Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 8 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 8, soạn vở thực hành Ngữ văn 8 KNTT Bài 8. Nhà văn và trang viết


Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 8

Ghi chép các thông tin, ý tưởng em thu thập được từ một văn bản nghị luận văn học em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Đề bài

Bài tập 1 (trang 57, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Ghi chép các thông tin, ý tưởng em thu thập được từ một văn bản nghị luận văn học em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào hiểu biết cá nhân để ghi ra những thông tin ý tưởng.

Lời giải chi tiết

* Nhật kí đọc sách

- Ngày: 29/09/2023

- Nhan đề bài thơ: Ý nghĩa văn chương

- Tác giả: Hoài Thanh

- Vấn đề được bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công cụ của văn chương trong lịch sử phát triển nhân loại.

- Ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống da dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm có sẵn. Nên không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần nhân loại.

- Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp:

+ Nguồn gốc của văn chương: Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

+ Nhiệm vụ của văn chương: Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn tả ý đó: “từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.

+ Công dụng của văn chương: Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như Hoài Thanh đã nói. Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la.., những tình cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp. Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Đúng như tác giả đã viết: “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân..!” (Vũ Bằng).

- Nhận xét về cách người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng: Sắp xếp hợp lí, theo trình tự. Sử dụng hiệu quả các lí lẽ bằng chứng.

- Kinh nghiệm: Xác định luận điểm, lí lẽ bằng chứng và cách sử dụng ngôn ngữ và cách sắp xếp các luận điểm, lí lẽ bằng chứng đó.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 18 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 20 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 33 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 38 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 51 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 69 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 75 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 82 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 40 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Trưởng giả học làm sang trang 70 vở thực hành ngữ văn 8