Giải bài tập Thực hành tiếng việt: Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép trang 9 vở thực hành ngữ văn 9 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 9, soạn vở thực hành Ngữ văn 9 KNTT Bài 6. Giải mã những bí mật


Giải bài tập Thực hành tiếng việt: Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép trang 9 vở thực hành ngữ văn 9

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép a là:... Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không? Lí do:...

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 9 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép a là:...

Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không?

Lí do:...

b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép b là:...

Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không?

Lí do:...

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về câu đơn và câu ghép

Lời giải chi tiết:

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép a là: Liệt kê hàng loạt các hậu quả nếu các tướng sĩ bỏ cuộc, để bị thua trước lũ giặc.

Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn không : Không

Lí do: vì như vậy sẽ mất đi ý nghĩa nhấn mạnh hậu quả, tạo điểm nhấn và in sâu vào trong đầu các tướng sĩ.

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép b là: Thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả.

Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn không : Không

Lí do: vì sẽ làm mất đi sự liền mạch, mất đi hiệu quả trình bày vấn đề dẫn đến kết quả nếu như chưa đi đến nhà cụ Nghị.

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 10 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

a. Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép:...

Sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi:...

b. Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép:...

Sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi:...

c. Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép:...

Sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi:...

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về câu đơn và câu ghép

Lời giải chi tiết:

a.

- Chuyển đổi: Có một sự thật là trong 10 năm tôi là phóng viên của tòa soạn tuần báo “Time” và trước đó làm cho hãng Roi-tơ và một sự thật nữa là tôi đã gia nhập phong trào cách mạng từ năm 1944, là thành viên của họ từ đó với các chức vụ khác nhau.

=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự rõ ràng trong hai ý hơn.

b.

- Chuyển đổi: Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như những nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoảng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao.

=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự nhấn mạnh ở vế sau hơn khi sử dụng câu ghép.

c.

- Chuyển đổi: Tôi không thể đủ điều kiện viết về ông theo cách chuẩn xác của những điệp vụ và tôi càng không muốn liệt kê các bản khai lí lịch đơn thuần.

=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự nhấn mạnh ở vế sau hơn khi sử dụng câu ghép.

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 10 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Điền thông tin phù hợp vào bảng sau để xác định câu đơn, câu ghép và cho biết sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu

Câu

Câu đơn

Câu ghép

Sự phù hợp giữa cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng.

Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông?

Đó là một nhân cách, một tài năng.

Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về câu đơn và câu ghép

Lời giải chi tiết:

Câu

Câu đơn

Câu ghép

Sự phù hợp giữa cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng.

X

Ở cả 2 đoạn văn, câu đơn dùng để diễn tả những ý đơn giản, trực tiếp, thích hợp để đưa ra yêu cầu, khẳng định, hoặc nêu lên một sự kiện. Câu ghép dùng để diễn tả những ý phức tạp, có nhiều mối quan hệ logic, thích hợp để giải thích, so sánh, đối lập, hoặc liệt kê các ý.

=>  Việc sử dụng câu đơn và câu ghép đan xen trong các đoạn trích giúp cho văn bản mạch lạc, rõ ràng và sinh động. Lựa chọn kiểu cấu trúc câu phù hợp góp phần làm nổi bật ý nghĩa cần biểu đạt.

Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

X

Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

X

Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông?

X

Đó là một nhân cách, một tài năng.

X

Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông.

X

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 11 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn sau khi đọc văn bản “Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời”, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về câu đơn và câu ghép

Lời giải chi tiết:

Sau khi đọc văn bản “Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời” em rất ấn tượng với nhân vật Phạm Xuân Ẩn. Ông đã trải đời mình cũng lịch sử kháng chiến ở Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau. Đồng thời, ông đã tham gia Việt Minh ở lứa tuổi rất trẻ. Tên tuổi của ông không chỉ được nhân dân trong nước biết đến mà với báo chí nước ngoài cũng rất được kính trọng. Là thế hệ học sinh được hưởng nền độc lập tự do, em cần cố gắng noi gương các thế hệ cha anh như Phạm Xuân Ẩn để mai sau có thể góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

Câu ghép: Ông đã trải đời mình cũng lịch sử kháng chiến ở Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt trang 12 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ trang 18 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: Nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng trang 34 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng và biện pháp tu từ trang 22 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: Điển tích, điển cố trang 8 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành tiếng việt: Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép trang 9 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 15 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 21 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 31 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 38 vở thực hành ngữ văn 9
Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 48 vở thực hành ngữ văn 9