Giải Bài tập tiếng Việt trang 52 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
(Bài tập 1, SGK) Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.
Câu 1
Câu 1 (trang 52, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
(Bài tập 1, SGK) Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.
a) Ông giáo hút trước đi.
b) Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói,
c) Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.
d) Hỡi ơi lão Hạc!
e) Thế nó cho bắt à?
g) Chao ôi!
h) Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn về các kiểu câu ở đầu bài
Lời giải chi tiết:
a. Câu khiến - Câu dùng để đề nghị.
b. Câu kể - Câu kể lại hành động của lão Hạc.
c. Câu kể - Câu là lời trình bày của ông giáo thuật về suy nghĩ trong mình.
d. Câu cảm - Câu có thán từ "Hỡi ơi".
e. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.
g. Câu cảm - Câu có thán từ "Chao ôi".
Câu 2
Câu 2 (trang 52, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
(Bài tập 3, SGK) Ghép các thành phần tình thái (in đậm) với nghĩa phù hợp:
Thành phần tình thái |
Nghĩa |
a) Chả nhẽ cải bọn ở làng lại đến đến thể được. (Kim Lân) |
1) biểu thị ý phỏng đoán, để đặt và điều nêu sau đó. |
b) Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn... (Nam Cao) |
2) biểu thị ý, điều sắp nêu ra mới là sự thật và có phần trái với điều nói trước đó |
c) Thật ra thì trong lòng tôi rất dùng dụng. (Nam Cao) |
3) biểu thị ý không khẳng định chắc chắn điều nêu sau đó |
d) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao) |
4) biểu thị ý xác nhận: sự việc quá đúng như vậy |
e) Chị Dậu dường như tủi thân, củi xuống gạt thầm nước mắt. (Ngô Tất Tố) |
5) biểu thị ý băn khoăn, nghi ngờ về tính chân thực của điều nếu sau đó |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn về các kiểu câu ở đầu bài
Lời giải chi tiết:
a - 5
b - 4
c - 2
d - 3
e - 1
Câu 3
Câu 3 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể, câu nào là câu khiến? Vì sao?
a) Mời các bà cứ xơi đi cho. (Thạch Lam)
b) Hoàng mời tôi cùng đi với vợ chồng anh đến chơi nhà mấy người ở cùng phố tan cu ve. (Nam Cao)
c) Tôi khuyên Trãi nên ở lại trong hang tôi mà chữa bệnh ... (Tô Hoài)
d) Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này. (Victor Hu-go)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn về các kiểu câu ở đầu bài
Lời giải chi tiết:
a) Là câu khiến vì về nghĩa, câu này dùng để yêu cầu (động từ mời ở câu này chỉ hành động cầu khiến của người nói – ở ngôi 1, hướng tới người nghe - ở ngôi 2); về hình thức, câu này có từ đi biểu thị ý cầu khiến (thúc giục).
b) Là câu kể vì về nghĩa, câu này dùng để thuật lại một sự việc đã diễn ra; về hình thức, mặc dù câu này cũng có động từ mời nhưng động từ này không được dùng để biểu thị hành động cầu khiến của người nói (như mời ở câu a). Mặt khác, câu b) không có từ mang ý cầu khiến (như đi ở câu a).
c. Là câu kể vì về nghĩa, câu này dùng để thuật lại một sự việc đã diễn ra; về hình thức, mặc dù câu này cũng có động từ mời nhưng động từ này không được dùng để biểu thị hành động cầu khiến của người nói
d) Là câu khiến vì về nghĩa, câu này dùng để yêu cầu (động từ mời ở câu này chỉ hành động cầu khiến của người nói – ở ngôi 1, hướng tới người nghe - ở ngôi 2); về hình thức, câu này có từ đi biểu thị ý cầu khiến (khuyên bảo).
Câu 4
Câu 4 (trang 53, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):
Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm hình thức giúp nhận ra mỗi thành phần đó và nêu tác dụng của chúng.
a) Tuy dung lượng không lớn, “Tắt đèn” đã đưa ra đủ mặt những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó: bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; bọn cường hào tham lam, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi; bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa;... (Nguyễn Hoành Khung)
b) Tác giả của “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ” là hai cha con, Xti-vân Hoóc-kinh và Lu-xi – con gái ông. (Theo Phúc Yên)
c) Những nhân vật trong truyện của ông, người nào cũng ảnh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành, chất phác, đôn hậu ... (Trần Hữu Tá)
d) Nội cũng cười, trông nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. (Nguyễn Ngọc Tư)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn về các kiểu câu ở đầu bài
Lời giải chi tiết:
a) Thành phần phụ chú là: bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; bọn cường hào tham lam, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi; bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa;... Dấu hiệu hình thức giúp nhận biết thành phần này là được đặt sau dấu hai chấm. Thành phần này được dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho cụm danh từ (những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó) đứng trước.
b) Thành phần phụ chú là: con gái ông. Dấu hiệu hình thức giúp nhận biết thành phần này là được đặt sau dấu gạch ngang. Thành phần này được dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho danh từ (Lu-xi) đứng trước.
c) Thành phần phụ chú là: hiền lành, chất phác, đôn hậu... Dấu hiệu hình thức giúp nhận biết thành phần này là được đặt sau dấu hai chấm. Thành phần này được dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho cụm danh từ (vẻ đẹp của tâm hồn) đứng trước.
d) Thành phần phụ chú là: cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh;... Dấu hiệu hình thức giúp nhận biết thành phần này là được đặt sau dấu phẩy. Thành phần này được dùng để giải thích làm rõ nghĩa cho cụm từ (trông nội vui lắm) đứng trước.