Giải bài Tự đánh giá trang 55, sách bài tập Ngữ Văn 12 - Cánh diều
Các điểm cần chú ý về đánh giá đối với bài kiểm tra cuối học kì I lớp 12 có gì khác so với bài kiểm tra cuối kì của lớp 11?
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 55 SBT Văn 12 Cánh diều
Các điểm cần chú ý về đánh giá đối với bài kiểm tra cuối học kì I lớp 12 có gì khác so với bài kiểm tra cuối kì của lớp 11?
Phương pháp giải:
Xem lại cấu trúc đề đi cuối kì I lớp 12 và cuối kì lớp 11
Lời giải chi tiết:
Khác với bài kiểm tra cuối kì ở sách Ngữ văn 11, bài kiểm tra học kì 1 ngữ văn 12 được biên soạn theo hướng dẫn cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT mà Bộ Giáo dục và Đào.
- Thời lượng: 120 phút
- Gồm 2 phần
+ Đọc hiểu: 5 câu hỏi nghị luận theo 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
+ Yêu cầu viết nghị luận xã hội và nghị luận văn học
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 55 SBT Văn 12 Cánh diều
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được thể hiện trong câu văn: “Tất cả, tất cả đè nặng trong trái tim mình và tâm tư mình đầy ắp như mặt sông những ngày nước lũ.”
Phương pháp giải:
Đọc câu văn và tìm biện pháp.
Lời giải chi tiết:
Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung ra sự đầy tràn, ngổn ngang, cuồn cuộn, tuôn trào của những suy nghĩ trong tâm tư, tình cảm của người viết.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 55 SBT Văn 12 Cánh diều
Câu “Quả thực mình đã không nghĩ gì đến hạnh phúc của tuổi trẻ, không hề mong ước được sống trong một tình yêu sôi nổi, mà lúc này chỉ có tình gia đình, chỉ có ước mong sum họp với gia đình.” nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn từ 3-5 dòng).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu văn
Lời giải chi tiết:
Qua câu văn có thể thấy người viết thể hiện khao khát chiến tranh kết thúc, thống nhất đất nước và sum họp với gia đình.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 55 SBT Văn 12 Cánh diều
Có thể rút ra triết lý nhân sinh gì từ đoạn trích nhật kí trên? (SGK tr162)
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích nhật kí trang 162-163
Lời giải chi tiết:
- Triết lý nhân sinh là quan niệm của ai đó về lí tưởng, lẽ sống, cách sống… của con người.
- Triết lý nhân sinh được thể hiện qua đoạn trích: Hãy sống đẹp, sống cống hiến cho đất nước, cho tuổi trẻ, cho những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống. Sống phải có nghị lực vượt qua thử thách chông gai
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 55 SBT Văn 12 Cánh diều
a, Lập dàn ý cho câu 1: Từ đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” ở trên, hãy nêu lên suy nghĩ của em về một lối sống đẹp trong bối cảnh xã hội hiện nay bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
b, Viết mở bài cho câu 2. Viết bài văn nêu lên điểm giống nhau và khác nhau giữa bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ yêu cầu của đề bài và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a, Lập dàn ý
- Xác định lối sống đẹp là lối sống như thế nào?
- Nêu được bối cảnh ngày nay.
- So sánh bối cảnh ngày nay và bối cảnh lúc Đặng Thuỳ Trâm viết nhật kí
- Trong bối cảnh ngày, thế nào là một lối sống đẹp
- Tại sao lại cho rằng đó là lối sống đẹp?
- Biểu hiện của lối sống đẹp trong cuộc sống ngày nay?
- Dẫn chứng
- Mở rộng và phản đề…
b, Mở bài tham khảo:
Để có hiện tại, chúng ta phải trải qua một thời gian gọi là “quá khứ”. Để có hạnh phúc chúng ta phải trải qua những đau khổ. Và để có được hoà bình ngày hôm nay, chúng ta không mất gì cả; chỉ có thế hệ trước, họ mất cả xương cả máu thậm chí là cả mạng sống của mình. Chiến tranh đem đến Tự do, Độc lập của dân tộc. Tháng năm sống trong biển lửa của bom đạn, không có quá nhiều thước phim ghi lại cảnh tượng ấy. Nhưng chúng ta có cả một kho tàng văn học đã ghi nhận những năm tháng ấy hào hùng và ác liệt ra sao. Những tưởng cái chiến tranh sẽ khiến cho con người ta sợ hãi, nhưng không; qua hai tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Tây Tiến của Quang Dũng ta sẽ thấy chiến tranh không là cho con người ta sợ hãi, mà chính khói lửa của chiến tranh đã hun đúc lên những bức tượng về những người anh hùng: can đảm, dũng cảm, gan dạ, lạc quan và luôn có tình yêu nước mãnh liệt.