Giải câu hỏi Bài tập Viết trang 9,10,11 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tải vềĐọc và tóm tắt bài văn kể lại một trải nghiệm theo gợi ý ở dưới. Một buổi sáng đáng nhớ
Đề bài
Trả lời câu hỏi phần Viết trang 9,10,11 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc và tóm tắt bài văn kể lại một trải nghiệm theo gợi ý ở dưới
Một buổi sáng đáng nhớ
Đó là một buổi sáng sớm đầu mùa hạ. Tôi bị đánh thức bởi tiếng “Meo! Meo!” như gào của Miu Xám. Đấy lò nó gọi tôi mỗi lúc sản được mồi. Để khoe khoang “chiến công” mài Tỏi lập tức chốm dậy, phi ngay xuống bếp. Nhưng lần này Miu Xám không tha về một con chuột hay con thạch sùng như mọi khi mà là một con chim cánh lõa xõa. Tôi vội chạy đến cứu chú chim tội nghiệp. Miu Xám chui tọt vào gắm bản, gừ gừ. Thấy tôi gọi, nó vẽnh một, mắt sáng lên, ra chiều tự hào lắm nhưng móm vẫn ngộm chặt con mồi.
Tôi vội vàng ngồi xuống dỗ dành Miu Xám rồi lừa túm chặt lấy gáy khiến nó phải nhà con môi ra. Tôi ôm chú chim vào lòng bèn tay. Nó đẹp vô cùng: đuôi dài mượt, trên đỉnh đầu có nhúm lông dựng lên như cái sừng, lông cổ trắng muốt và lông hai bên mó lại có màu đỏ tươi (sau này tôi tìm trên in-tơ-nét mới biết đấy là chim chào mào má đỏ).
Tôi vuốt nhẹ rồi lật qua lột lại vẫn thấy chú chim nằm lỏ ra, không cựa quậy. Đầu nó mềm oặt, mốt nhắm nghiền, Nó chết mất rồi! Thương quá, tôi đặt nó xuống sàn bếp, định đuổi theo “hỏi tội” Miu Xám. Bất ngờ, chú chim đang nồm sóng sượt bỗng bay vút qua cửa số bếp. Tôi không kịp nhìn thấy cử động nào của nó. Chỉ thấy nó lướt vèo ngang một tôi rồi mất hút. Tôi đứng ngây người vì sung sướng và kinh ngạc. Ôi, làm sao chú chim bé nhỏ có thể giả chết y như thật vậy chứ! Nhìn lại “đường bay” của nó, tôi lại càng ngạc nhiên. Rõ ràng chú chào mào nhắm tịt mắt suốt từ lúc tôi nhìn thấy nó. Vậy nó nhìn đường bằng cách nào nhỉ? Sao nó có thể “tính toán” một đường bay chéo chính xác tuyệt vời như thế kia? Bởi vì cửa số bếp nhà tôi không rộng và chỉ mở kéo vé một bên, còn bên kia vẫn lò kinh trong suốt. Thế mà từ góc sàn bếp, nó vẫn chọn đúng được bên ó cửa mở để lao ra. Nó còn tránh được cả bức tường nhà bên chỉ cách cửa bếp chưa đây nửa mét rồi vút thông lên trời!
Mỗi khi nhớ về buối sáng hôm ấy, tôi luôn cảm thấy vui sướng. Và mỗi khi giàn cây quanh nhà ríu rít tiếng chim, tôi lại háo hức ngó ra. Tôi mong sẽ được gặp lại chủ chào mào má đỏ thông minh và can đảm của tôi. Cũng từ đó, tôi đã đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa.
(Nhóm biên soạn)
Gợi ý: ( SBT trang 11)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Đọc và tóm tắt
Lời giải chi tiết
Có thể tóm tắt bài văn theo các ý:
- Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: buổi sáng sớm đầu mùa hạ, trong bếp.
- Các nhân vật trong câu chuyện: nhân vật “tôi” - người kể chuyện, Miu Xám, chim chào mào má đỏ.
- Hệ thống sự việc trong câu chuyện:
+ Sự việc 1: Nhân vật “tôi” bị đánh thức bởi tiếng “Meo! Meo!” của Miu Xám và vội chạy xuống bếp thì thấy Miu Xám tha về một chú chim.
+ Sự việc 2: “Tôi” giải cứu cho chú chim. Chú chim nằm lả ra, không cựa quậy khiến “tôi” rất buồn và nghĩ là chú chim đã chết.
+ Sự việc 3: Chú chim chào mào giả chết bay vút qua ô cửa số. Cảm xúc của “tôi” khi sự việc xảy ra: thương chú chim khi tưởng chú đã chết; kinh ngạc, sung sướng khi chú chim bay vút qua ô cửa thoát thân.
- Kết thúc câu chuyện: Mỗi khi nghe tiếng chim, nhân vật “tôi” lại nong được gặp lại chú chim chào mào má đỏ thông minh, can đảm. “Tôi” cũng đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa.
- Cảm xúc của “tôi” khi kế lại câu chuyện: vui sướng, chờ mong.