Hoạt động khám phá 2 trang 65 SGK GDQP 11
Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam dùng để làm gì? Đặc điểm số liệu, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn này như thế nào?
Đề bài
Khám phá 2 (trang 65, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam dùng để làm gì? Đặc điểm số liệu, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn này như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Quan sát phần I, 2. Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam trang 65, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11 để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết
- Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng.
- Đặc điểm số liệu:
+ Trọng lượng toàn bộ: 365 – 400 g; trọng lượng thuốc nổ TT 40/60; 125 – 135 g; đường kính thân lựu đạn: 57 mm; chiều cao toàn bộ: 88 mm; thời gian cháy chậm: 3,2 – 4,2 giây; bán kính sát thương: 5 – 6 m; sử dụng ngòi nổ: NLĐ-01 VN.
- Cấu tạo:
+ Vỏ lựu đạn làm bằng thép gồm hai nửa (trên và dưới) được hàn với nhau, mặt trong khía rãnh để tạo nhiều mảnh khi nổ.
+ Thân lựu đạn nhồi thuốc nổ bằng phương pháp đúc, miệng lựu đạn có lỗ ren để lắp ngòi nổ.
+ Các bộ phận chính của bộ phận gây nổ, gồm: chốt cài; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; liều giữ chậm và kíp.
- Chuyển động:
+ Lúc bình thường, kim hỏa nằm ngửa và được mặt trên của cần mỏ vịt ép chặt. Mỏ vịt được giữ chặt với thân ngòi bằng chốt an toàn, chốt cài, vòng kéo để giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
+ Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bung ra, kim hỏa được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào kíp gây nổ lựu đạn.