Hoạt động kiểm tra 5 trang 40 GDQP 10 KNTT
Quan sát hình 7.5, đọc thông tin và cho biết: Tác hại do cháy, nổ gây ra.
Kiểm tra 5.1
Kiểm tra 5.1 (trang 40, SGK - GDQPAN 10)
Quan sát hình 7.5, đọc thông tin và cho biết:
Tác hại do cháy, nổ gây ra.
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hình vẽ và bằng kiến thức thực tế của bản thân để đưa ra câu trả lời đúng nhất
Lời giải chi tiết:
- Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người, để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội
- Dùng nước để dập cháy, nước này sẽ trở thành nước ô nhiễm, nguồn nước này sẽ chảy về ao, hồ… nguồn nước này ảnh hưởng đến nguồn sinh vật dưới hồ, nên ảnh hưởng đến môi trường nước lân cận
- Gây ô nhiễm môi trường cấp, cục bộ hoặc lâu dài; ở mức độ nghiêm trọng có thể trở thành sự cố môi trường hoặc thảm họa môi trường
- Ngoài ra cháy rừng thì sẽ gây hậu quả to lớn cho nguồn động thực vật gây mất cân bằng hệ sinh thái
Kiểm tra 5.2
Kiểm tra 5.2 (trang 40, SGK - GDQPAN 10)
Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình.
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hình vẽ và bằng kiến thức thực tế của bản thân để đưa ra câu trả lời đúng nhất
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình:
1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
2. Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu ... phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.
3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
4. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
5. Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung) toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
6. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
7. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải băng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
8. Luôn luôn đề cao cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống