Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD Quận 3 — Không quảng cáo

Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 7


Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD Quận 3

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD Quận 3 với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Miền Trung đang gồng sức chịu đựng trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử. Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến một dải đất hẹp, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khi nắng chang chang, lấc mưa tầm tã, bão lũ nối nhau hoành hành. Dân nói, miền Trung không bão lũ mới là chuyện lạ nhưng mưa lụt như tháng mười năm nay thì ai cũng phải bàng hoàng, lo ngại. Những ngày vừa qua, tôi ở Quảng Trị tâm lũ, chứng kiến mưa như thác đổ xuống từ trời. Áo ào mưa. Trắng xóa mưa. Nối nhau, không dứt. Mưa dữ dội và dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mét không nhìn rõ mặt.

[...]Nói bao nhiêu cũng không hết nỗi đau của dân miền Trung, của cả nước trong mùa lũ năm Canh Tý nhiều bất an và cay nghiệt này. Đại dịch Covid-19 chưa tan, thiên tai lại đè lên trĩu nặng đôi vai miền Trung, nhiều gia đình trắng tay sau bao làm lụng, chắt chiu, dành dụm. [...] Minh triết sống của dân miền Trung, của dân Việt Nam là thế. Và còn hơn thế, cải tăng xử truyền thống rất mộc mạc mà sâu sắc này "Thương ngirời như thể thương thân"...

(Trích: Miền Trung, tình người trên đỉnh lũ, www.suckhoedoisong.vn, ngày 20/10/2020)

a. Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến điều gì? Chỉ ra một quan hệ tử có trong câu: "Mưa dữ dội và dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mệt không nhìn rõ mặt” (1,0 điểm)

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

c. Trong thời gian qua, em đã có những việc làm cụ thể nào (ít nhất 2 hoạt động) để chung tay hướng về đồng bào miền Trung nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra? (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 5 câu) nêu lên những việc làm cụ thể của em trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó có sử dụng một từ ghép (chú thích rõ từ ghép đó).

Câu 3: (4,0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa,

Ao sâu nước cả, khôn chài cả,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa,

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

(Ngữ văn 7, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Lời giải chi tiết

Câu 1

a.

*Phương pháp : Tìm ý, nhớ lại các quan hệ từ.

*Cách giải:

- Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến một dải đất hẹp, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khi nắng chang chang, lấc mưa tầm tã, bão lũ nối nhau hoành hành.

- Quan hệ từ “và”: Mưa dữ dội dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mệt không nhìn rõ mặt.

b.

*Phương pháp: Đọc hiểu

*Cách giải:

- Nội dung chính: Đoạn trích nói về những thiên tai, khó khăn mà người miền Trung gặp phải.

c.

*Phương pháp: Dựa vào hoạt động thực tiễn của bản thân để trình bày

*Cách giải:

Em tham khảo các gợi ý sau:

- Ủng hộ tiền tiết kiệm, quần áo cũ, sách vở đã học cho bạn bè học sinh vùng bão.

- Cổ vũ, động viên tinh thần cho đồng bào vùng lũ.

Câu 4

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức: đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu.

- Yêu cầu nội dung:

+ Viết đoạn văn về việc làm cụ thể của em trong đại dịch.

+ Sử dụng từ ghép: đẳng lập hoặc chính phụ.

Gợi ý các đáp án:

- Ủng hộ tiền tiết kiệm, quần áo cũ, sách vở đã học cho bạn bè học sinh vùng bão.

- Cổ vũ, động viên tinh thần cho đồng bào vùng lũ.

- Tham gia các hoạt động, tuyên truyền, ủng hộ của trường học và địa phương.

- Tình cảm của em dành cho đồng bào miền Trung.

Câu 3:

*Phương pháp : Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Bạn đến chơi nhà”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài: Cảm nhận về tác phẩm

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.

- Nghệ thuật;

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân.


Cùng chủ đề:

Chứng minh bảo vệ rừng bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Chứng minh ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm, thiết tha của con người Việt Nam
Con người Nguyễn Trãi qua thơ văn của ông
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD & ĐT Tây Ninh
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD & ĐT Đống Đa
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD Quận 3
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Trường THCS Amsterdam
Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Trường THCS Thành Công
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Bắc Ninh
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Gò Dầu
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Lấp Vò