Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Sở GD Bạc Liêu
Tải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Sở GD Bạc Liêu với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
I. ĐỌC- HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...
Người thầy giáo trả lời:
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
(Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống, tập 5; NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?
Câu 4. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng).
Câu 2. (5,0 điểm)
Kể về một lần em mắc lỗi khiến người khác buồn lòng. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Lời giải chi tiết
PHẦN I
Câu 1
*Phương pháp : Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học
*Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2
*Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài “Câu ghép”.
*Cách giải:
a.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: tương phản.
Câu 3
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
- Cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng vì câu trả lời của thầy giáo quá chí lý, đã đáp trả lại sự hạn hẹp trong nhận thức của tuổi trẻ, khiến cậu hiểu ra và bớt đi sự ngông cuồng, cũng từ đó cậu biết ơn hơn đối với các bậc tiền bối đi trước.
Câu 4
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải: Em tự chọn bài học phù hợp.
Gợi ý các đáp án:
- Bài học về sự khiêm nhường.
- Bài học về sự biết ơn các thế hệ đi trước.
- Bài học về việc nhìn nhận thấu đáo các vấn đề trong cuộc sống.
…
PHẦN II:
Câu 1:
*Phương pháp : Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạnvăn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng.
- Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở đoạn
Giới thiệu sơ lược về tác phẩm.
2. Thân đoạn
- Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng.
- Trong cuộc đối thoại với cô, cậu bé nhất định không nghe theo lời xúi giục, mà vẫn yêu thương và bảo vệ mẹ.
- Khi gặp lại mẹ, cậu bé hạnh phúc, vỡ òa trong nước mắt khi được ấp ôm, vỗ về trong tình mẫu tử bao la.
⇒ Bé Hồng là một cậu bé bất hạnh nhưng lại mang trái tim trong sáng, lương thiện và đầy ắp tình yêu thương cho người mẹ tội nghiệp đã sinh ra mình.
3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề.
Câu 2:
*Phương pháp : Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.
+ Bài văn đầy đủ bố cục; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể về lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…)
- Hướng dẫn cụ thể: Đề bài về lần nói dối.
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về lỗi lầm mà em định kể.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc:
+ Hôm đó, là ngày thứ 2, theo thường lệ em sẽ phải đến trường để học tập
+ Nhưng do lười biếng, không muốn đi học nên em đã giả vờ đau bụng để xin mẹ nghỉ học
- Diễn biến sự việc:
+ Khi bước vào phòng thấy em nằm ôm bụng, mẹ đã rất lo lắng. Vội chạy lại xoa bụng cho em.
+ Thấy em mãi vẫn âm ỉ đau, mẹ ra ngoài gọi điện cho cô giáo xin nghỉ
+ Em nằm trên giường vô cùng sung sướng, nghĩ đến đã đánh lừa được mẹ mà nằm cười khúc khích ở trong chăn
+ Một lát sau, mẹ trở lại, mang theo bát cháo nóng, dặn em ăn đi rồi nằm nghỉ ở nhà để mẹ đi làm
+ Em vui vẻ chào mẹ rồi nằm xuống chờ mẹ ra khỏi nhà
+ Sau khi xác nhận mẹ đã đi làm, em liền bật tung chăn ra, ngồi chơi ở trong phòng khách
+ Vừa xem ti vi, em vừa ăn kẹo, bánh rất sung sướng
+ Chợt, nghe thấy tiếng mở cửa, em sững sờ nhìn lại, thì thấy mẹ mang theo một túi thuốc đang đứng ở cửa. Thì ra mẹ đã xin nghỉ làm, đi mua thuốc rồi về nhà chăm em ngay.
+ Thấy em ngồi chơi như vậy, mẹ hiểu ra ngay, thế nhưng mẹ chẳng nói gì mà im lặng đi thẳng vào phòng ngủ.
+ Một mình ngồi ở phòng khách, dù không bị mẹ trách mắng nhưng em chẳng thấy dễ chịu chút nào.
+ Sự hối lỗi, đau khổ trào dâng lên khi em nghĩ về ánh mắt thất vọng của mẹ.
+ Thế là lấy hết can đảm, em chạy vào phòng để xin lỗi mẹ.
- Kết quả:
+ Em rón rén đi vào thấy mẹ đang nằm trên giường, nhắm mắt như ngủ, nhưng em biết mẹ vẫn đang thức
+ Em nằm xuống cạnh mẹ, ôm lấy mẹ và xin lỗi
+ Một lát sau, mẹ nhẹ nhàng đưa tay lên vuốt tóc em và tha thứ cho em
+ Mẹ còn dặn dò em rằng từ nay về sau không được nói dối nữa, phải chăm chỉ học tập. Em dạ một tiếng thật to rồi ôm chặt lấy mẹ, cười khúc khích.
c. Kết bài
- Kỉ niệm lần đó tuy không phải kỉ niệm đẹp nhưng em vẫn sẽ nhớ mãi
- Vì nhờ lần mắc lỗi đó mà em rút ra được bài học lớn, và thay đổi bản thân mình.