Trở lại với các bài toán quản lí điểm, quản lí các bản thu âm (Bài 10 đến Bài 15), em có nhận xét, so sánh gì về việc cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu giữa quản lí thủ công và quản lí CSDL trên máy tính?
Ở bài 13, các em đã phần nào thấy được lợi ích khi tổ chức CSDL của website âm nhạc với nhiều bảng mà không phải là một bảng với đầy đủ tất cả các thông tin về mỗi bản thu âm (tên bản nhạc, tên nhạc sĩ, tên ca sĩ). Tuy nhiên, làm thế nào để từ yêu cầu ban đầu (quản lí danh sách các bản thu âm với đầy đủ thông tin tên bản nhạc, tên nhạc sĩ, tên ca sĩ) người ta lại đi đến được CSDL với các bảng như đã trình bày ở Bài 13?
Việc đầu tiên để làm việc với một CSDL là tạo lập. Với HeidiSQL, việc tạo lập CSDL và các bảng đơn giản được thực hiện như thế nào?
Các em đã biết, khoá ngoài có tác dụng liên kết dữ liệu giữa các bảng. Khi tạo bảng có khóa ngoài, việc thiết lập khóa ngoài được thực hiện như thế nào?
Cập nhật và truy xuất dữ liệu là hai công việc chính khi làm việc với một CSDL. HeidiSQL hỗ trợ việc thực hiện các công việc đó như thế nào với những bảng đơn giản, không có khoá ngoài?
Khi cập nhật một bảng có khóa ngoài, dữ liệu của trường khóa ngoài phải là dữ liệu tham chiếu được đến một trường khóa chính của một bảng tham chiếu. HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát điều này như thế nào?
Các bảng có thể có quan hệ với nhau, thể hiện qua khóa ngoại. Nhờ vậy có thể truy xuất dữ liệu từ các bảng khác theo mối quan hệ. Việc này sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào trong giao diện của một hệ QTCSDL?
Như đã biết, để tổ chức đảm bảo an toàn CSDL phục vụ công tác quản lí của một tổ chức, cần xây dựng chính sách an toàn dữ liệu với những kế hoạch về tất cả các phương án sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục. Chính sách an toàn dữ liệu cũng phải bao gồm những quy định về ý thức, trách nhiệm đối với những người vận hành hệ thống. Về giải pháp phần mềm, các hệ QTCSDL đều có chức hỗ trợ năng sao lưudữ liệu dự phòng một cách thường xuyên theo quy định và phục hồi dữ liệu khi có sự cố.