Giải công nghệ lớp 10 bài 1 trang 6, 7, 8, 9, 10 sgk Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Công nghệ 10, giải công nghệ lớp 10 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ kết nối tri thức Chương I. Đại cương về công nghệ


Bài 1. Công nghệ và đời sống trang 6, 7, 8, 9, 10 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình; Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người. Quan sát Hình 1.2 em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa học dưới đây.

Câu hỏi tr 6

Mở đầu

Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình; Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

- Tên một số sản phẩm công nghệ được sử dụng trong hình là:

+ Công nghệ điện gió (1)

+ Công nghệ điện mặt trời (2)

+ Công nghệ phun sương làm mát (3)

- Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người

+ Công nghệ điện gió: là sử dụng sức gió làm quay tua bin của quạt gió nhằm tạo ra sức điện. Điều đó sẽ được dùng trực tiếp vào điện dân dụng trong gia đình. Số điện thừa có thể được sạc đầy acquy để sử dụng tiếp tục cho những lần về sau.

+ Công nghệ điện mặt trời: là sử dụng năng lượng của mặt trời nhằm chuyển hóa từ quang năng sang điện năng và được dùng trực tiếp vào điện dân dụng trong gia đình. Số điện thừa có thể được sạc đầy acquy để sử dụng tiếp tục cho những lần về sau.

+ Công nghệ phun sương làm mát: là công nghệ được sử dụng nhằm hạ nhiệt của ngôi nhà vào những ngày nắng nóng và đồng thời có thể làm ẩm ở những ngôi nhà có thảm cỏ xung quanh. Hệ thống có thể giúp bên trong và ngoài hạ chênh lệch nhau từ 3 – 7 độ C giúp bên trong nhà được mát hơn

=> Công nghệ có vai trò giúp con người tận dụng được những năng lượng tái tạo của thiên nhiên (gần như vô hạn) để hạn chế các nguồn năng lượng điện hóa thạch (điện than,..) nhằm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, hạn chế được sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và cũng giảm bớt gánh nặng về vấn đề kinh tế trong sử dụng điện,….

Khám phá

Quan sát Hình 1.2 em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa học dưới đây.

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Sau khi quan sát hình 1.2, những phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa học dưới đây là:

- Nhà bác học Isaac Newton: phát hiện ra 3 định luật Niu tơn, Kính viễn vọng phản xạ,…

- Nhà khoa học Marie Curie: phát hiện ra các chất phóng xạ như Po,…

- Louis Pasteur: phát hiện ra vaccine phòng dại.

Câu hỏi tr 7

Khám phá

Quan sát Hình 1.3 và cho biết:

- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?

- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào?

- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ kiến thức vật lí.

Lời giải chi tiết:

Sau khi quan sát hình 1.3, chúng ta có thể trả lời các câu hỏi:

- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống trên là

+ TH1: đưa 1 vật nặng lên cao

+ TH2: di chuyển 1 tảng đá đi xa khỏi vị trí cũ của nó

- Vấn đề đã được giải quyết ở các tình huống trên là

+ TH1: đưa 1 vật nặng lên cao thì chúng ta sẽ dùng một bộ ròng rọc để đưa vật nặng lên

+ TH2: dùng đòn bẩy để di chuyển hòn đá

- Cơ sở khoa học đã được sử dụng để giải quyết vấn đề là

+ TH1: dùng một ròng rọc cố định chỉ gồm có một bánh xe được cố định tại một điểm duy nhất, được sử dụng để thay đổi hướng của lực tác động cần thiết để nâng một vật lên. Khi hoạt động, ròng rọc tự giữ nguyên vị trí trong khi vật sẽ chuyển động cùng với sợi dây.

=> Giảm lực tác động mà vẫn có thể di chuyển được vật di chuyển

+ TH2: dùng đòn bẩy để di chuyển hòn đá. Nguyên lý hoạt động là sử dụng một điểm tựa là hòn đá nhỏ hơn để biến đổi lực tác dụng của tay người lên tảng đá nặng hơn.

=> Biến đổi lực tác động của người nhằm di chuyển vật nặng di chuyển dễ dàng hơn

Câu hỏi tr 8

Khám phá

Quan sát Hình 1.4 em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.

Phương pháp giải:

Quan sát và tra cứu.

Lời giải chi tiết:

Sau khi quan sát hình 1.4, em có đánh giá:

a) Phương pháp địa canh

- Mô tả: là phương pháp trồng cây truyền thống sử dụng đất để trồng rau.

- Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Cây lấy được dinh dưỡng từ đất trồng

+ Rễ cây chắc khỏe hơn và tỉ lệ cây chết sẽ thấp hơn

+ Công chăm bón không nhiều

+ Ít tốn kém hơn

+ Có thể trồng xen canh các loại cây để tiết kiệm đất

+ Áp dụng được nhiều loại cây

+ Hiệu quả cây trồng cao,..

+ Cần phải có quỹ đất trồng phù hợp với các loại cây

+ Sau mỗi vụ trồng thì đất sẽ bị mất chất dinh dưỡng nên cần phải cải tạo

+ Cần phải có thời gian nghỉ cho đất tránh bị bạc màu….

+ Cây dễ nhiễm bệnh từ đất

b) Phương pháp thủy canh

- Mô tả: là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng,...

- Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Dễ cân bằng lượng chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau

+ Cây phát triển tốt hơn

+ Hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, bệnh cây

+ Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội

+ Có thể trồng nhiều vụ

+ Có thể giải phóng sức lao động bằng công nghệ tự động hóa….

+ Do trồng bằng dung dịch nên cần phải chú ý đến tỉ lệ dung dịch khi pha tránh gây dư thừa trong quá trình trồng cây

+ Phải lựa chọn đúng loại dịch thủy canh

+ Do sống trong nguồn nước nên dễ bị mất nước khi thu hoạch dẫn đến nhanh héo

c) Phương pháp khí canh

- Mô tả: là kĩ thuật trồng cây trong môi trường không khí và chất dinh dưỡng để nuôi cây ở dạng sương mù.

- Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Giúp tiết kiệm tới 90% lượng nước sử dụng để cung cấp cho cây trồng

+ Không cần sử dụng đất mà vẫn có rau sạch trong sinh hoạt

+ Có thể áp dụng quanh năm

+ Hiệu quả cây trồng cao

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

+ Áp dụng được nhiều địa hình, điều kiện kinh tế

+ Dễ dàng xử lý sâu bọ, mầm bệnh

+ Tốn nhiều vốn đầu tư và chi phí sửa chữa khi gặp sự cố lơn

+ Cần phải có kinh nghiệm vận hành hệ thống

+ Tốn nhiều điện năng do máy phun chạy suốt ngày

+ Phải theo dõi tiến độ phát triển của cây hằng ngày

+ Máy phun dễ bị kẹt do phun khoáng chất và phải hoạt động liên tục nếu không cây bị khô

Câu hỏi tr 9

Khám phá

Quan sát Hình 1.5 và cho biết mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ.

Phương pháp giải:

Suy luận, logic.

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ là rất mật thiết và có tác động qua lại cụ thể với nhau:

+ Khoa học là cơ sở để hình thành lên kĩ thuật, kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học và đồng thời tạo ra công nghệ mới.

+ Dựa trên những công nghệ hiện có, công nghệ sẽ tạo động lực cho phát triển khoa học và là cơ sở thúc đẩy phát triển cho kĩ thuật.

Câu hỏi tr 10

Khám phá

Quan sát các Hình 1.6, 1.7, 1.8 hãy cho biết mối quan hệ giữa tự nhiên, con người, xã hội.

Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic.

Lời giải chi tiết:

Hình 1.6: Công nghệ hỗ trợ phòng chống thiên tai

Ta nhận thấy công nghệ có thể giúp con người quan sát các hiện tượng tự nhiên. Từ đó, sẽ giúp con người sớm đưa ra các dự đoán về các thiên tai có thể xảy ra và từ đó sẽ có những sự chuẩn bị về phương án tác chiến nhằm giảm đi sự thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra. Công nghệ phát triển giúp con người khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Hình 1.7: Công nghệ mang lại sự tiện nghi

Công nghệ mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống của con người. Công nghệ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả làm việc của con người. Công nghệ tạo ra sự thoải mái và tiện ích cho con người. Ví dụ như hình 1.7 trên là ngôi nhà thông minh với những tiện ích cho con người thông qua các kết nối không dây phục vụ cho sinh hoạt, học tập và giải trí

Hình 1.8: Công nghệ giúp khai thác năng lượng từ thiên nhiên

Công nghệ giúp con người có thể tận dụng các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo và sẵn có trong tự nhiên. Nguồn năng sạch và có thể tái tạo này có trữ lượng gần như là vô hạn và sạch sẽ hơn so với nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm. Từ đó có thể thấy, công nghệ giúp con người tận dụng được nhiều nguồn năng lượng sạch hơn và có giá thành rẻ hơn so với nguồn năng lượng hóa thạch

Luyện tập

Lấy các ví dụ về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

a) Lấy ví dụ về tác động của công nghệ trong phạm vi trong gia đình em

- Như chúng ta đã biết, công nghệ đem đến cho gia đình chúng ta rất nhiều điều tích cực như:

+ Giúp gia đình em có cuộc sống thoải mái hơn, dễ dàng hơn (VD:hệ thống sưởi ấm,….)

+ Giúp các thành viên dễ dàng kết nối được với nhau hơn (VD: điện thoại, máy tính,…)

+ Giúp gia đình em có thể dễ dàng kiểm soát được lượng điện, lượng nước tiêu thụ trong hàng tháng và trạng thái thiết bị điện  (VD: thông qua các hệ thống kiểm soát đồng hồ điện, nước)

+ Giúp gia đình em có cuộc sống tiện nghi hơn (VD: hệ thống lau dọn nhà tự động,các hệ thống đèn điện kết nối không dây…)

+ Giúp gia đình em có thể yên tâm hơn nếu đi xa nhà (VD: hệ thống camera an ninh,…)

- Tuy nhiên, ngoài đem lại rất mặt tích cực thì đôi khi công nghệ lại có những tiêu cực cho gia đình em:

+ Công nghệ làm cho các thành viên dễ phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn (VD: các hệ thống tự động hóa,…)

+ Làm cho các thành viên có phần xa cách (do sử dụng điện thoại nhiều,…)

+ Chi phí vận hành của ngôi nhà tăng lên (dễ hỏng hóc, cần chi phí bảo trì thường xuyên cao hơn,…)

+ Làm cho các thành viên có thể lười ra ngoài vận động hơn,….

b) Lấy ví dụ về tác động của công nghệ trong phạm vi khu vực em sống

- Tích cực:

+ Giúp khu dân cư dễ dàng kết nối được với nhau hơn (thông qua các hệ thống kết nối mạng công cộng,…)

+ Giúp khu dân cư dễ dàng đảm bảo được an ninh trật tự (thông qua các hệ thống báo động, báo cháy)

+ Tạo công ăn việc làm cho người dân (thông qua các hệ thống mạng xã hội của khu,….)

+ Giúp khu dân cư dễ dàng nắm bắt được và dự đoán các hiểm họa (thông qua các hệ thống dự báo nguy hiểm của khu)…..

- Tiêu cực

+ Công nghệ làm mất đi công ăn việc làm cho người dân do đã có công nghệ tự động hóa

+ Công nghệ làm mất đi sự yên tĩnh của khu dân cư (do các loa có chương trình tự động hóa mặc định)

+ Công nghệ đôi khi làm người dân dễ bị lừa ( thông qua các hệ thống tuyển dụng nếu không kiểm duyệt kĩ)

+ Chi phí dân cư cao (chi phí vận hành,bảo trì,…)

Vận dụng

Hãy liệt kê một số công nghệ, sản phẩm sử dụng trong gia đình em, đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình.

Phương pháp giải:

Quan sát và liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Một số công nghệ được sử dụng trong gia đình em

VD: hệ thống kết nối không dây IoT kết nối đến các thiết bị trong gia đình em

- Mô tả: là hệ thống modul thiết kế tối ưu thông qua mạng wifi giúp điều khiển các thiết bị điện – điện tử trong gia đình và có thể kiểm soát được  tổng tiêu thụ trong tháng đó và còn giúp gia đình em dự đoán được thời gian cần đi bảo hành thiết bị thông qua tin nhắn thông báo về điện thoại.

- Đánh giá về tác động của sản phẩm công nghệ đó

+ Tích cực: hệ thống giúp gia đình em dễ dàng đo được và dự đoán được tiền điện tiêu thụ trong tháng và có thể kiểm tra được trạng thái của thiết bị. Nếu mà ra ngoài quên không tắt điện hay nước thì có thể tắt từ xa. Có thể dự đoán được thời gian thiết bị có thể đem đi bảo hành

+ Tiêu cực: hệ thống dễ bị trục trặc do thuật toán của thiết bị gặp lỗi(VD thông báo sai,…). Chi phí sửa chữa và bảo hành cao.


Cùng chủ đề:

Giải công nghệ 10 chương VI kết nối tri thức
Giải công nghệ 10 chương VII kết nối tri thức
Giải công nghệ 10 chương VIII kết nối tri thức
Giải công nghệ 10 công nghệ trồng trọt kết nối tri thức
Giải công nghệ 10 thiết kế và công nghệ kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 1 trang 6, 7, 8, 9, 10 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 1 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 2 trang 11, 12, 13 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 2 trang 14, 15, 16, 17 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 3 trang 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 3 trang 19, 20, 21, 22 sgk Kết nối tri thức