Giải công nghệ lớp 10 bài 26 trang 134, 135, 136 sgk Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Công nghệ 10, giải công nghệ lớp 10 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ kết nối tri thức Chương VIII. Bảo vệ môi trường trong trồng trọt


Bài 26. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt trang 134, 135, 136 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức

Hoạt động trồng trọt đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường trong trồng trọt?

Câu hỏi tr 134

Mở đầu

Hoạt động trồng trọt đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường trong trồng trọt?

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt đến môi trường:

- Các chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tồn dư trong đất trồng, nước tưới gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi.

- Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống trong đất, nước (cá, tôm, sinh vật đất...) Nếu bị ô nhiễm nặng có thể làm các sinh vật này chết dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.

- Hoạt động đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sinh ra khói, bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.

Một số biện pháp:

- Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

- Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.

- Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp.

Câu hỏi tr 135

Câu hỏi

Quan sát Hình 26.1 và kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 26.1 ta thấy các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như sử dụng thuốc trừ sâu và vứt bừa bãi; đốt rơm rạ.

Lời giải chi tiết:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không đúng cách (sử dụng dư thừa, không đúng thời điểm, súc rửa dụng cụ không đúng nơi quy định...). Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón (đặc biệt là phân bón hóa học) sẽ thấm vào đất, ngầm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

- Chất thải trồng trọt (xác cây trồng, rơm, rạ, bao bì đựng phân bón, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật) không được thu gom, xử lí đúng quy định.

Câu hỏi

1. Quan sát Hình 26.2 và nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt tương ứng với từng ảnh trong hình.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 26.2 ta thấy các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường: hình a – cá chết, hình b – khói bụi do đốt rơm, rạ ảnh hưởng sức khoẻ con người và an toàn giao thông.

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt:

- Hình 26.2a: Hoạt động trong trồng trọt:

+ Ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất, nước

+ Mất cân bằng sinh thái

+ Ô nhiễm thứ cấp

- Hình 26.2b: Hoạt động đốt phần thừa của cây trồng:

+ Khói bụi làm ô nhiễm môi trường

+ Ảnh hưởng sức khỏe con người và vật nuôi

2. Việc vứt vỏ chai, bao bì của các loại thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi và đốt các loại chất thải trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến con người, các loài sinh vật và môi trường?

Lời giải chi tiết:

1. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong từng ảnh:

Hình a: Cá chết -> Mất cần bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.

Hình b: Khói bụi do đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây mất an toàn giao thông.

2. Việc vứt bừa bãi vỏ chai, bao bì của các loại thuốc bảo vệ thực vật và đốt các loại chất thải trồng trọt không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm, nước mặt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân.

Câu hỏi tr 136

Kết nối năng lực

Em hãy đề xuất biện pháp xử lí chất thải trong trồng trọt để tạo ra sản phẩm phục vụ nông nghiệp bảo vệ môi trường?

Lời giải chi tiết:

Đề xuất biện pháp xử lí chất thải trong trồng trọt để tạo ra sản phẩm phục vụ nông nghiệp, bảo vệ môi trường:

* Đối với bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học:

+ Cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vứt bừa bãi trên đồng ruộng.

+ Cần có các quy định địa điểm thu gom và định kỳ thu gom đưa đi xử lý theo quy định.

* Đối với rơm rạ và chất thải sau trồng trọt:

- Sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt

+ Rơm rạ, thân xác cây trồng sau thu hoạch cần được thu gom gọn gàng, tuyệt đối không đốt bừa bãi trên trên đồng ruộng để tránh phát sinh khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông;

+ Các vùng canh tác lúa ngập nước, sau khi thu hoạch cần hạn chế cày vùi ngay để hạn chế phân hủy + Sau khi thu hoạch, cần thu gom tập trung chất thải để làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, than sinh học để sử dụng bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo.

- Sản xuất than sinh học cải tạo đất tử rơm rạ:

+ Thu gom rơm rạ để sản xuất than sinh học làm chất cải tạo đất, vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa giữ được hàm lượng cacbon từ rơm rạ.

Luyện tập

Trong các việc sau đây, hãy chọn những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt

a. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm vi sinh thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

b. Sử dụng càng nhiều phân bón hóa học càng tốt để nâng cao năng suất cây trồng.

c. Thu gom bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học về các vị trí được quy định của địa phương.

d. Các địa phương cần có các quy định địa điểm thu gom bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và định kì đưa đi xử lí theo quy định

e. Đốt các phụ phẩm trồng trọt ngay tại đồng ruộng để làm phân bón

g. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

h. Rửa dụng cụ, chai, lị đựng thuốc bảo vệ thực vật ở hệ thống mương tưới, tiêu để tái sử dụng.

i. Chôn bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học xuống đất.

k. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt cho người dân.

Lời giải chi tiết:

b, e, g, h, i

Vận dụng

Em hãy nêu thực trạng về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ở địa phương em. Đề xuất giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong trồng trọt.

Lời giải chi tiết:

* Thực trạng về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ở địa phương em:

- Sử dụng nhiều phân bón hóa học.

- Đốt các phụ phẩm trồng trọt ngay tại đồng ruộng

- Rửa dụng cụ, chai, lị đựng thuốc bảo vệ thực vật ở hệ thống mương tưới, tiêu.

- Chôn bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học xuống đất.

* Đề xuất giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong trồng trọt:

- Đảm bảo nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp.

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế thuốc hóa học

- Không đốt chất thải bừa bãi.


Cùng chủ đề:

Giải công nghệ lớp 10 bài 21 trang 106, 107, 108, 109, 110, 111 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 21 trang 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 23 trang 115, 116, 117, 118 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 24 trang 119, 120, 121, 122, 123 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 25 trang 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 26 trang 134, 135, 136 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài 27 trang 137, 138, 139 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài ôn tập chương II trang 40 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài ôn tập chương III trang 56 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài ôn tập chương IV trang 74 sgk Kết nối tri thức
Giải công nghệ lớp 10 bài ôn tập chương V trang 95 sgk Kết nối tri thức