Ôn tập chủ đề 4 trang 62, 63 SGK Công nghệ 10 Cánh diều
Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây 1. Hãy nêu sự khác nhau giữa giống lúa địa phương, lúa cải tiến và lúa lai. 2. Cho ví dụ biểu hiện của tương tác gen và môi trường đối với cây trồng
Câu hỏi tr 62
Câu hỏi
Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây
|
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
(1) Hạn chế sâu bệnh và yếu tố bất lợi của môi trường
(2) Tăng được số vụ trồng trong một năm
(3) Luân canh cây trồng, dễ cơ giới hóa.
(4) Quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác nhau thông qua sự biểu hiện ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm cây nông nghiệp; giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
(5) Chọn lọc cá thể
(6) Ứng dụng công nghệ sinh học
(7) Đột biến gen
(8) Đa hội thể
(9) Chuyển gen
(10) Chiết cành
(11) Ghép cành
(12) Phương pháp nhân giống bằng hạt, được tiến hành qua 5 bước: Chọn hạt giống gốc ; Gieo trồng, chăm sóc; Thu hoạch hạt; Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt; Bảo quản.
(13) Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
Câu hỏi tr 63
Luyện tập và vận dụng
1. Hãy nêu sự khác nhau giữa giống lúa địa phương, lúa cải tiến và lúa lai. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Giống lúa địa phương: chỉ phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai ở địa phương đó.
- Giống lúa cải tiến: có nhiều tính trạng tốt hơn so với giống lúa gốc, năng suất cao hơn.
- Giống lúa lai: mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ.
2. Cho ví dụ biểu hiện của tương tác gen và môi trường đối với cây trồng |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ví dụ biểu hiện của tương tác gen và môi trường đối với cây trồng là: màu sắc của quả cà chua có thể khác nhau do từng điều kiện thời tiết, địa hình, đất đai ở từng địa phương.
3. Vì sao phải chọn, tạo ra các giống mới? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Phải chọn, tạo ra các giống mới để cải thiện tính di truyền của cây trồng, tạo ra các giống mới phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho con người.
4. Hãy phân biệt giữa chọn giống và tạo giống |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Chọn giống : chọn lọc, tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.
- Tạo giống: hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.
5. Giống đối chứng là gì? Vì sao khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
– Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm
– Khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng để xác định giống mới có tính ưu điểm gì, so sánh toàn diện về các chỉ tiêu: sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu.
6. Hãy nêu sự khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Dấu hiệu so sánh |
Chọn lọc cá thể |
Chọn lọc hàng loạt |
Đôi tượng |
Thường áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính |
Thường áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn |
Số lượng giống |
Chọn ngày số lượng cá thể lớn |
Bé |
Năng suất |
Chọn kiểu hình nên năng suất không ổn định. |
Chọn kiểu gen nên năng suất được ổn định |
Cách chọn loc |
Phải chọn lặp đi lặp lại nhiều lần |
Có thể chỉ chọn một lần đã có giống tốt thuần chủng |
Ưu, nhược điểm |
Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống Tốn nhiều thời gian và diện tích đất. |
Nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc. |
7. Phân biệt 4 phương pháp tạo giống cây trồng theo bảng 1.
|
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Chỉ tiêu |
Lai hữu tính |
Đột biến gen |
Đa bội thể |
Chuyển gen |
Tác nhân |
Sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau |
Tia phóng xạ, chất hóa học,.. |
Thay đổi nhiệt độ đột ngột, tác động của hóa chất như colchicine,... |
Vi khuẩn, súng bắn gen, plasmid |
Ưu điểm |
Dễ thực hiện, đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao |
Tạo ra nguồn biến dị rất phong phú và nhanh tạo ra giống mới |
Có thể tạo ra giống cây trồng có năng suất cao; tính thích ứng rộng; có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi |
Nhanh đạt được mục đích chọn giống |
Nhược điểm |
Tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn |
Tỉ lệ biến dị có lợi thấp |
Tỉ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính. |
Kỹ thuật cao và thiết bị phức tạo |
Đối tượng áp dụng |
ngô,... |
lúa, cà chua,... |
Dưa hấu,.... |
cải dầu, đậu nành, bông, ngô |
8. Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống chuối là phương pháp hiệu quả nhất. Vì sao? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống chuối là phương pháp hiệu quả nhất vì phương pháp này được sử dụng để chọn ra giống cây trồng tốt, sạch bệnh, rút ngắn thời gian.
9. So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nhân giống hữu tính |
Nhân giống vô tính |
|
Ưu điểm |
Dễ thực hiện, chi phí thấp, hệ số nhân cao, cây có tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ dàng bảo quản và vận chuyển hạt giống. |
Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm |
Nhược điểm |
Dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả |
Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp. |
10. Phân biệt 3 phương pháp nhân giống vô tính cây trồng theo mẫu Bảng 2
|
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Chỉ tiêu |
Giâm cành |
Chiết cành |
Ghép cành |
Ưu điểm |
hệ số nhân giống cao, dễ thực hiện |
cây chiết cành sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn |
cây ghép có bộ rễ khỏe, thích nghi điều kiện ngoại cảnh địa phương nên cây sức sinh trưởng mạnh |
Nhược điểm |
bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, giảm sức sống nếu nhân giống nhiều, dễ lây lan bệnh hại |
tương tự cây giâm cành nhưng hệ số nhân giống thấp hơn |
sức tiếp hợp giữa gốc ghép và cành ghép kém sẽ ảnh hưởng đến cây ghép, đòi hỏi kỹ thuật cao |
Đối tượng áp dụng |
thường áp dụng cho những dễ ra rễ, cây lâu năm, cây không có hạt |
thường áp dụng cho những cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt |
áp dụng cho hầu hết các nhóm cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm và một số loại rau |