Giải công nghệ lớp 7 bài 5 trang 28, 29, 30, 31 sgk Cánh diều — Không quảng cáo

Công nghệ 7, giải công nghệ lớp 7 công nghệ cánh diều Chủ đề 1. Trồng trọt và lâm nghiệp


Bài 5. Trồng cây rừng trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều

Kể tên các loại cây rừng mà em biết. Những loại cây đó được trồng như thế nào? Mục đích của việc trồng cây rừng là gì? Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta? Vì sao?

Câu hỏi tr 28

Mở đầu:

Kể tên các loại cây rừng mà em biết. Những loại cây đó được trồng như thế nào?

Phương pháp giải:

- Liên hệ thực tế để trả lời.

- Một số loại cây rừng: cây thông, cây sưa, cây bạch đàn, …

Lời giải chi tiết:

- Một số loại cây rừng: cây thông, cây sưa, cây bạch đàn, …

Các loại cây đó được trồng bằng cách gieo hạt hoặc được trồng bằng cây con.

Câu hỏi:
Mục đích của việc trồng cây rừng là gì?
Phương pháp giải:

- Đọc mục 1 trang 28, trả lời:

Mục đích:

+ Trồng cây rừng nhằm mở rộng diện tích rừng;

+ Phủ xanh đất trống,  đồi núi trọc;

+ Tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người dân.

Lời giải chi tiết:
Mục đích của trồng cây rừng là: Trồng cây rừng nhằm mở rộng diện tích rừng; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người dân.
Câu hỏi:

Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc mục 2 Thời vụ trồng để trả lời: Trồng cây con vào thời điểm thời tiết ấm, ẩm sẽ giúp cây bén rễ nhanh; tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

Lời giải chi tiết:

Trồng cây con vào thời điểm thời tiết ấm, ẩm sẽ giúp cây bén rễ nhanh; tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

Luyện tập:

Đề xuất thời vụ trồng cây phù hợp cho ba miền và giải thích lí do theo mẫu Bảng 5.1:

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2 để hoàn thiện bảng 5.1:

Miền Bắc: mùa thu, mùa xuân.

Miền Nam, Trung: mùa mưa

Lời giải chi tiết:
Vận dụng:

1. Thời vụ trồng các loại cây thân gỗ ở địa phương em là khi nào?

2. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến thời vụ trồng cây.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời:

Thời vụ trồng các loại cây thân gỗ ở địa phương em: ở Hà Nội:

Cây khế: vụ xuân ( tháng 2-3) + vụ thu (tháng 8 -10)

Cây bưởi: cuối mùa khô, đầu mùa mưa, tháng 5-6 dương lịch

Cây xoài: quanh năm, nhưng tốt nhất vào đầu mùa mưa.

Cây xoan đào: trồng vào tháng 11 và tháng 12 âm lịch.

Cây xà cừ: trồng vào tháng 6 – 8, trồng vào mùa mưa.

Lời giải chi tiết:

1. Thời vụ trồng các loại cây thân gỗ ở địa phương em: ở Hà Nội:

Cây khế: vụ xuân ( tháng 2-3) + vụ thu (tháng 8 -10)

Cây bưởi: cuối mùa khô, đầu mùa mưa, tháng 5-6 dương lịch

Cây xoài: quanh năm, nhưng tốt nhất vào đầu mùa mưa.

Cây xoan đào: trồng vào tháng 11 và tháng 12 âm lịch.

Cây xà cừ: trồng vào tháng 6 – 8, trồng vào mùa mưa.

2. Các câu ca dao, tục ngữ:

*          Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng

* Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu

Câu hỏi tr 29

Câu hỏi:

Hãy sắp xếp hình ảnh trong Hình 5.1 theo thứ tự của kĩ thuật đào hố trồng cây rừng.

Phương pháp giải:

Đọc sách giáo khoa mục 3: Làm đất trồng cây rừng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hình a - Bước 1: Phát dọn cây, cỏ dại

Hình e – Bước 2: Đào hố (lớp đất màu phía trên để riêng bên miệng hố).

Kích thước hố thông thường có 2 loại như sau:

+ Loại 1: dài x rộng x cao = 30 x 30 x 30 cm

+ Loại 2: dài x rộng x cao = 40 x 40 x 40 cm

Hình c – Bước 3: Trộn đất màu với phân bón (1kg phân hữu cơ hoai mục; 0,1kg NPK cho mỗi hố).

Hình d – Bước 4: Lấp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước.

Hình b – Bước 5: Cuốc thêm đất xung quanh, loại cỏ và lấp đầy hố.

Luyện tập:

1. Tại sao trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố?

2. Vì sao khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hố trước?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để trả lời:

1. Trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố. Vì để tránh cây cỏ dại chèn ép ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây rừng.

2. Khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hố trước. Vì để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.

Lời giải chi tiết:

1. Trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố. Vì:

+ Đất lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều.

+ Để tránh cây cỏ dại chèn ép ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây rừng còn non yếu.

2. Khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hố trước. Vì:

+ Đất trồng ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng.

+ Cho lớp đất màu trộn với phân xuống trước để đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

Vận dụng:

Mô tả kích thước và khoảng cách hố trồng một loại cây rừng hoặc cây trồng ở gia đình, vườn trường hoặc địa phương em. Vì sao lại bố trí kích thước và khoảng cách hố trồng như vậy?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế. Ví dụ trồng cây trong vườn nhà: kích thước hố 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm.

Lời giải chi tiết:

Mỗi loại cây trồng sẽ có kích thước hố khác nhau. Ví dụ kích thước hố trồng cây ăn quả của gia đình: 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm.

Cần bố trí kích thước và khoảng cách hố như vậy để đảm bảo có thể lấp đất kín gốc cây, cây có thể đứng vững.

Câu hỏi tr 30

Câu hỏi:

1. Trồng rừng bằng cây con có bầu có những ưu điểm gì?

2. Vì sao khi trồng rừng bằng cây con có bầu cần phải rạch túi bầu và tránh làm hỏng bầu đất?

Phương pháp giải:

Đọc mục 4.1 và liên hệ thực tế để trả lời: Ưu điểm trồng rừng bằng cây con có bầu: bứng cây có bầu đi trồng bộ rễ cây con không bị tổn thương, bầu đất đã có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây trồng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

Lời giải chi tiết:

1. Ưu điểm trồng rừng bằng cây con có bầu: bứng cây có bầu đi trồng bộ rễ cây con không bị tổn thương, bầu đất đã có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây trồng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt. Ngoài ra còn giảm thời gian và số lần chăm sóc.

2. Khi trồng rừng bằng cây con có bầu cần phải rạch túi bầu và tránh làm hỏng bầu đất. Vì khi rạch bỏ vỏ bầu sẽ giúp cho phần rễ cây được ngấm nước nhiều hơn khi cho vào hố, dễ ra rễ non và phát triển nhờ nguồn nước. Khi rễ non phát triển, có độ ăn sâu vào lòng đất giúp cây bám chắc tốt và sinh trưởng được tốt và vững hơn.

Luyện tập:

1 . Kể tên một số loại cây rừng thường được trồng cây con có bầu.

2. Các hình ảnh trong hình 5.2 tương ứng với bước nào của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế: một số loại cây con có bầu: cây cọ, cây đước, cây sú vẹt, …

Lời giải chi tiết:

1. Một số loại cây con có bầu: cây cọ, cây đước, cây sú vẹt, …

2. Quy trình trồng cây con có bầu.

Bước 1 – Hình c: Tạo lỗ trong hố đất: hố sâu hơn chiều cao bầu khoảng 2 – 4 cm

Bước 2 – Hình b: Rạch túi bầu

Bước 3 – Hình a: Đặt bầu cây vào giữa hố đất

Bước 4 – Hình g: Lấp và nén đất lần 1

Bước 5 – Hình e: Lấp và nén đất lần 2

Bước 6 – Hình d: Vun gốc

Vận dụng:

Tìm hiểu và mô tả quy trình trồng trong thực tế một loại cây rừng hoặc cây xanh bằng cây con có bầu.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Các bước kỹ thuật trồng cây xanh đô thị

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Dọn vệ sinh khu vực trồng cây xanh, đối với việc trồng cây xanh trên vỉa hè đường phố phải có biển báo để không gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Bước 2: Định vị vị trí trồng cây và đào hố.

Dựa vào bản vẽ kỹ thuật để xác định vị trí trồng cây chính sát. Phương pháp xác định đơn giản nhất là định vị chính xác 2 cây ở đầu và cuối hàng dùng dây căng từ cây này đến cây kia sau đó xác định các cây còn lại dựa trên khoảng cách trồng cây. Đóng cọc để xác định vị trí trí đào hố.

Đào hố trồng cây: Đào hố theo đúng tiêu chí kỹ thuật, kích thước hố đào phải lớn hơn kích thước bầu cây 30 – 40 cm. Vd: bầu cây có kích thước 60 x 60 cm thì kích thước hố đào phải đạt 90 x 90 cm hoặc 100 x 100 cm. Miệng hố phải lớn hơn đáy hố để thuận tiện cho việc cho cây vào và lấp đất. Đối với việc trồng cây tại các công trình có các hạng mục đi ngầm phải hết sức cẩn trọng, tốt nhất nên có một người phụ trách về hệ thống ngầm hướng dẫn để tránh trường hợp đào hố trúng các hạng mục ngầm gây ra những thiệt hại không mong muốn.

Bước 3: Tập kết cây giống và kiểm tra bầu cây, quy cách

Việc tập kết cây giống trước hay sau khi đào hố tùy thuộc vào quy mô cũng như yêu cầu của từng công trình. Sau khi tập kết thì tiến hành kiểm tra lại hiện trạng các bầu cây xem có bị bể vỡ hay không, điều này hết sức quan trọng nếu cây bị bể bầu thì không thể tiến hành trồng được mà phải dưỡng tại chỗ hoặc thay thế cây khác vì cây bể bầu thì rất dễ bị chết.

Việc kiểm tra quy cách sẽ được kiểm tra tại vườn trước khi mang tới công trình, tuy nhiên để đảm bảo cần tiến hành kiểm tra lại một lần nữa để tránh tình trạng có sai sót tại vườn, cây trồng xuống phải bứng lên do không đủ quy cách.

Bước 4: Trộn hỗn hợp trồng cây

Hỗn hợp này gồm xơ dừa, tro trấu, phân bò, phân vi sinh tỷ lệ hỗn hợp như sau 50% xơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân bò + 5% phân vi sinh.

Đối với những nơi bị ngập nước nhiều thì nên hạn chế sử dụng xơ dừa và tro để tránh làm cho cây luôn bị úng nước. Thay vào đó sử dụng cát san lấp trộn thêm phân bò, phân vi sinh để hố trồng cây nhanh thoát nước. Hỗn hợp được đảo đều với lớp đất mặt trước khi cho vào hố.

Bước 5: Trồng cây

Trồng cây là công đoạn quan trọng nhất nó đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật và sự tỉ mỉ của người trồng.

Nếu cây có kích thước nhỏ thì việc vận chuyển cây trồng đơn giản, còn đối với cây có kích thước lớn phải sử dụng xe cẩu thì phải cẩn thận tránh va đập làm bể bầu cây.

Tiến hành xé bầu và đặt cây vào đúng vị trí sau đó tiến hành lấp đất cùng hỗn hợp đã trộn. Sau khi cho hỗn hợp vào được 2/3 hố tiến hành tưới đẫm nước và tiếp tục cho đất tiếp. Chôn bầu cây bằng hoặc cao hơn mặt đất 1 – 2 cm. Tạo bồn quanh cây trồng để thuận tiện cho việc tưới nước.

Bước 6: Chống cây

Sau khi trồng xong tiến hành chống cây, thường thì sử dụng 3 cây chống nhưng với cây có kích thước lớn hơn thì sử dụng 4 cây. Cây chống thường được sử dụng là cây tràm, chống ở độ cao 2/3 cây. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị khách hàng sử dụng cây chống bằng thép ống tròn để đảm bảo cây không bị nghiêng vẹo do dây buộc bị đứt. Việc sử dụng thép ống là một giải pháp mà hiện tại được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm vì tính anh toàn và vẻ thẩm mỹ của nó đối với cây xanh.

Bước 7: Tưới phân kích thích rễ

Sau khi trồng xong tiến hành tưới thuốc kích thích rễ quanh gốc và duy trì việc tưới thuốc 1 lần/tuần.

Câu hỏi:

Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với những loại cây trồng nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc mục nội dung 4.2 Trồng rừng bằng cây con rễ trần để trả lời: Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe (bạch đàn, trám, đước, …), nơi đất ẩm và tốt.

Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe (bạch đàn, trám, đước, …), nơi đất ẩm và tốt. Vì khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương, cây trồng chậm phát triển.

Câu hỏi tr 31

Luyện tập:

Các hình ảnh trong Hình 5.3 tương ứng với những bước nào trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?

Phương pháp giải:

Đọc mục nội dung 4.2. Trồng rừng bằng cây con rễ trần và quan sát Hình 5.3, để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bước 1 – Hình a: Tạo lỗ trong hố đất

Bước 2 – Hình d: Đặt cây con vào giữa hố

Bước 3 – Hình b: Lấp đất kín gốc cây

Bước 4 – Hình c: Nén đất

Bước 5 – Hình e: Vun gốc.

Vận dụng:

1. Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con có bầu hay cây con rễ trần? Vì sao?

2. Em hãy thực hiện quy trình trồng một loại cây rừng hoặc cây xanh bằng cây con ở vườn trường hoặc vườn nhà.

Phương pháp giải:

Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con có bầu.

Lời giải chi tiết:

Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con có bầu. Vì vùng đồi núi trọc nghèo chất dinh dưỡng, khô cằn sỏi đá nên cây con khó sinh trưởng và phát triển. Còn cây con có bầu thì trong bầu đất có đủ phân bón, đất tơi xốp đảm bảo cho cây con khi mới bén rễ sẽ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Tìm hiểu thêm:

Ngoài hai cách trồng cây rừng trên, người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố trồng. Vì sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố ít được áp dụng trong thực tế?

Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế để trả lời: Trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp thẳng vào hố ít được áp dụng vì: hạt giống bị chim và côn trùng ăn, hạt bị nấm bệnh làm hỏng, chết khô héo, cây mầm bị cây cỏ hoang dại chèn ép mạnh và chết nhiều, tỉ lệ cây sống thành rừng thấp, …
Lời giải chi tiết:
Ngoài hai cách trồng cây rừng trên, người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố trồng. Trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp thẳng vào hố ít được áp dụng vì: hạt giống bị chim và côn trùng ăn, hạt bị nấm bệnh làm hỏng, chết khô héo, cây mầm bị cây cỏ hoang dại chèn ép mạnh và chết nhiều, tỉ lệ cây sống thành rừng thấp, …

Cùng chủ đề:

Công nghệ 7, giải công nghệ lớp 7 công nghệ cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 1 trang 6, 7, 8, 9, 10 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 2 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 3 trang 21, 22, 23, 24 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 4 trang 25, 26, 27 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 5 trang 28, 29, 30, 31 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 6 trang 32, 33, 34 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 7 trang 35, 36, 37 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 8 trang 43, 44, 45, 46, 47 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 9 trang 48, 49, 50, 51, 52 sgk Cánh diều
Giải công nghệ lớp 7 bài 10 trang 53, 54, 55, 56, 57 sgk Cánh diều