Giải câu 1, 2, 3 trang 52, 53
Giải Cùng em học Tiếng Việt 3 tập 1 tuần 15 câu 1, 2, 3 trang 52, 53 với lời giải chi tiết. Câu 2: Điền vào chỗ trống s hay x?
Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Sư tử và kiến càng
Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to, khỏe. Nó cho rằng những con bật bé nhỏ chẳng mang lại lợi lộc gì. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn, Sư Tử kinh thường đuổi Kiến đi.
Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ, không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu… đến thăm nhưng đành bỏ về, vì không thể làm gì được để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ. Nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh tình, Kiến Càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức, Sư Tử hết đau.
Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư Tử coi Kiếng Càng là người bạn thân thiết nhất.
(Theo Truyện cổ dân tộc Lào)
a) Vì sao Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng?
b) Vì sao Voi, Hổ, Báo, Gấu… đến thăm Sư Tử lại bỏ về?
c) Sau khi được Kiếng Càng giúp đỡ, Sư Tử như thế nào?
d) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cách cư xử với bạn bè?
Lời giải chi tiết:
a) Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng vì nó cho rằng những con vật nhỏ bé không mang lại lợi lộc gì.
b) Voi, Hổ, Báo, Gấu,… tới thăm Sư Tử lại bỏ về vì chúng không thể làm gì để giúp Sư Tử khỏi đau đớn.
c) Sau khi được Kiến Càng giúp đỡ, Sư Tử lập tức hết đau và rối rít xin lỗi Kiến Càng.
d) Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học : không nên coi thường và đánh giá thấp bạn bè. Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.
Câu 2
Điền vào chỗ trống s hay x?
- … áng sủa
- … uất ăn
- … ử lí
- … ặc sỡ
- … ặc sỡ
- … ắc mặt
- … ác xơ
Lời giải chi tiết:
- s áng sủa
- s uất ăn
- x ử lí
- s ặc sỡ
- s ặc sỡ
- s ắc mặt
- x ác xơ
Câu 3
. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
đàn Tơ-rưng, nương rẫy, buôn làng
Từ xa xưa, tiếng ……. rộn rã suốt ngày đêm trong ……., ngoài …….., đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc.
Lời giải chi tiết:
Từ xa xưa, tiếng đàn Tơ-rưng rộn rã suốt ngày đêm trong buôn làng, ngoài nương rẫy, đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc.