Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 19, 20
Giải Cùng em học Tiếng Việt 3 tập 2 tuần 23 câu 1, 2, 3, 4 trang 19, 20 với lời giải chi tiết. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả:
Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Tưới rau
Buổi sáng em đi học
Chiều ra đồng chăn trâu
Mặt trời lặn trăng mọc
Em ra vườn tưới rau.
Em đi trăng theo sau
Đến ao trăng xuống trước
Em bước chân xuống nước
Trăng lặn dưới sông vàng.
Em gánh nước vô vườn
Trong thùng con trăng quẩy
Em nghiêng vơi nước chảy
Vạt rau thành vạt trăng.
(Trương Văn Ngọc)
a) Công việc mà bạn nhỏ làm trong ngày là gì?
- Buổi sáng: …….
- Buổi chiều: …….
- Buổi tối: …….
b) Viết 2 câu nói về hành động của trăng trong bài thơ.
c) Ở nhà, em làm những việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
Lời giải chi tiết:
a) Công việc mà bạn nhỏ làm trong ngày là :
- Buổi sáng : đi học
- Buổi chiều : chăn trâu ngoài đồng
- Buổi tối : ra vườn tưới rau
b)
- Bạn nhỏ ra vườn tưới rau, ánh trăng đi theo, quấn quýt bên bạn nhỏ..
- Bạn nhỏ gánh nước ra vườn, ánh trăng đùa nghịch trong thùng nước.
c) Ở nhà em thường giúp đỡ bố mẹ bằng những công việc vừa sức mình như: quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, quét sân, dọn bát đũa,....
Câu 2
Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả:
a. lười biếng
b. nàm việc
c. phơi lắng
d. lưng chừng
e. nực lưỡng
g. ngả lưng
h. năn nóc
i. lộng lẫy
k. ná cây
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ viết đúng chính tả đó là:
a. lười biếng
d. lưng chừng
g. ngả lưng
i. lộng lẫy
Câu 3
Gạch dưới những từ ngữ trong bài ca dao cho thấy những con vật được nhân hóa:
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi ra chợ mua tôi đồng riềng.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ trong bài ca dao cho thấy nhữg con vật được nhân hóa là:
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi ra chợ mua tôi đồng riềng.
Câu 4
Sử dụng phép nhân hóa để đặt câu với các cách sau:
a. Tả sự vật bằng những từ ngữ tả người:
M: Sau cơn mưa, cây bàng đã khoác lên mình một chiếc áo màu xanh mới.
b. Có hành động đối xử với sự vật như với con người.
c. Gọi sự vật bằng những từ ngữ vốn để gọi người.
Lời giải chi tiết:
a. Đông đến, cây bàng trút đi lớp áo vàng chỉ còn lại một thân hình khẳng khiu trụi lá.
b. Bé Lan tủi thân đến bật khóc, chú chó nhỏ chui vào dụi dụi cái đầu nhỏ vỗ về an ủi bé.
c. Mi Lu ơi! Em ở nhà không được nghịch ngợm, phải nghe lời mẹ nhé!