Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 62, 63, 64
Giải Cùng em học Tiếng Việt 3 tập 2 tuần 35 câu 1, 2, 3, 4 trang 62, 63, 64 với lời giải chi tiết. Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Phú nông và các con
Hãy lao động cần cù gắng sức
Ấy chân lưng sung túc nhất đời
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại: nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng khờ dại bán đi.
Kho vàng chôn dưới đất kia.
Cha không biết chỗ, kiên trì gắng công
Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng
Xới ruộng lên tháng tám sau mùa
Tay cày, tay cuốc, tay bừa
Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.”
Bố chết. Các con cùng gắng sức
Lật tung đồng đây đó khắp nơi,
Kĩ càng công việc xong xuôi,
Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu
Vàng với bạc giấu đâu chẳng thấy
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan
Trước khi từ giã trần gian
Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.
(Sưu tầm)
*Phú nông: Là người có nhiều ruộng đất dưới chế độ cũ, làm giàu chủ yếu bằng thuê mướn sức lao động trong nông nghiệp và cho vay lãi.
a. Phú nông khuyên các con điều gì qua hai câu thơ đầu?
A. Lao động chăm chỉ để có cuộc sống ấm no, sung túc cả đời.
B. Không lao động vì lao động vất vả.
C. Lao động ít cũg có ăn và có cả thời gian chơi bời.
b. Lao động của các con phú nông đem lại kết quả gì?
A. Tìm được kho vàng dưới đất của tổ tiên để lại.
B. Ruộng đồng màu mỡ tốt tươi, cuộc sống ấm no.
C. Cả hai ý kiến trên.
c. Câu thơ nào thể hiện sự khôn ngoan của người bố?
d. Bài thơ trên gửi tới chúng ta bài học gì?
A. Lao động rất quý vì nó đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi người, rèn phẩm chất tốt đẹp cho con người.
B. Ai cũng phải lao động mới có được cuộc sống ấm no.
C. Cả hai ý kiến trên.
Lời giải chi tiết:
a. Qua hai câu thơ đầu, ta thấy được phú nông đã khuyên các con:
A. Lao động chăm chỉ để có cuộc sống ấm no, sung túc cả đời.
b. Lao động của các con phú nông đó đem lại kết quả:
B. Ruộng đồng màu mỡ tốt tươi, cuộc sống ấm no.
c. Câu thơ thể hiện sự khôn ngoan của người bố là:
Trước khi từ giã trần gian
Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.
d. Bài thơ trên gửi tới chúng ta bài học:
C. Cả hai ý kiến trên.
Câu 2
Điền l hoặc n vào chỗ trống:
…….ong …….anh đáy …….ước in trời
Thành xây khói biếc, …….on phơi bóng vàng.
Lời giải chi tiết:
L ong l anh đánh n ước in trời
Thành xây khói biếc n on khơi bóng vàng.
Câu 3
Gạch dưới những từ không cùng nhóm với các từ còn lại trong mỗi dãy sau và đặt tên cho nhóm từ đó:
a) thức dậy, gấp chăn màn, đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, quét nhà, sách vở, ăn sáng, đi học.
Tên của nhóm từ: …….
b) xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, hăng hái, ghi đọc, viết, thảo luận, lên bảng, ra chơi.
Tên của nhóm từ: …….
c) về nhà, cất sách vở, nhặt rau, nấu cơm, tắm rửa, chăm chỉ, dọn cơm, rửa bát, xem ti vi, học bài.
Tên của nhóm từ: …….
Lời giải chi tiết:
a) thức dậy, gấp chăn màn, đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, quét nhà, sách vở , ăn sáng, đi học.
Tên của nhóm từ : Hoạt động buổi sáng.
b) xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, hăng hái , ghi, đọc, viết, thảo luận, lên bảng, ra chơi.
Tên của nhóm từ : Hoạt động trên lớp.
c) về nhà, cất sách vở, nhặt rau, nấu cơm, tắm rửa, chăm chỉ , dọn cơm, rửa bát, xem ti vi, học bài.
Tên của nhóm từ : Hoạt động ở nhà
Câu 4
Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng của câu vào mỗi dòng bên dưới:
a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
b) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
c) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
d) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
Lời giải chi tiết:
a. Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
b. Các em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa ở đâu ?
c. Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi nào ?
d. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng gì ?