Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
Tải vềGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019 - 2020 trường Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ............ ĐỀ CHÍNH THỨC |
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút Không kể thời gian giao đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân , http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “ Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi". (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?
“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời “ (1.0 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
........................HẾT....................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU |
Câu 1: * Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, báo chí, khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính * Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: sinh hoạt Câu 2: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: - Thành ngữ: “Một nắng hai sương” Câu 3: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: Cách hiểu: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời: - Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người - Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần - Thử thách, thất bại là bài học của sự thành công - Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống. Câu 4: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: Gợi ý: - Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình. - Luôn ghi nhớ công ơn của người mang đến cho mình những điều tốt đẹp - Luôn mong muốn được đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình |
II. LÀM VĂN |
Câu 1: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào . TB: * Vị trí đoạn trích * Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu - Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. - Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được - Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu. - Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương - Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy. - Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng. → Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa. KB: - Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng - Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”, ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị,... - Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. |