Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đức Hòa
Tải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Đức Hòa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC HÒA ........... ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) (Đề kiểm tra có 01 trang) |
I. PHẦN VĂN BẢN (2.0 ĐIỂM)
Câu 1: (1.0 điểm)
a/ Một trong những nét đặc sắc của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Đó là tình huống nào? (0.5 điểm)
b/ Nêu ý nghĩa văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (0.5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
Nêu nội dung chính và nghệ thuật của 4 dòng thơ dưới đây:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cải then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
II. PHẦN TIẾNG VIỆT (3.0 ĐIỂM)
Câu 1: (1.0 điểm)
Thuật ngữ là gì? Đọc câu văn sau và xác định thuật ngữ:
Ở cây xanh, quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra song song với nhau.
Câu 2: (1.0 điểm)
Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ? Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “xuân” trong những trường hợp sau:
a) Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di Chúc)
Câu 3: (1.0 điểm)
Tìm và phân tích tác dụng của các phép tu từ từ vựng được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích sau:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
III. TẬP LÀM VĂN (5.0 ĐIỂM)
Dựa vào nội dung đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), em hãy đóng vai bé Thu kể lại tâm trạng của mình trong lần gặp ba sau tám năm xa cách.
(Chú ý: Bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
...................HẾT................
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần |
Nội dung |
I. VĂN BẢN |
Câu 1: a. Phương pháp: căn cứ vào nội dung tìm hiểu chung của tác phẩm Cách giải: Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư với anh thanh niên ở núi rừng Sa Pa. a. Phương pháp: căn cứ vào nội dung tìm hiểu chung của tác phẩm Cách giải: Khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn tủi và qua đó nói lên được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Câu 2: Phương pháp: căn cứ kiến thức câu đặc biệt Cách giải: - Nội dung chính: Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. - Nghệ thuật: + So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” + Nhân hóa: “Sóng đã cài then”, “đêm sập cửa”. + Sử dụng những hình ảnh khỏe khoắn, sinh động làm cho lời thơ giàu chất tạo hình, tăng giá trị biểu đạt. |
II. TIẾNG VIỆT |
Câu 1: Phương pháp: căn cứ vào kiến thức bài học Thuật ngữ Cách giải: - Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. - Thuật ngữ : hô hấp, quang hợp. Câu 2: Phương pháp: căn cứ vào bài học Sự phát triển của từ vựng. Cách giải: - Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ. - Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển: a. Nghĩa gốc. b. Nghĩa chuyển. Câu 2: Phương pháp: căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học. Cách giải: - Điệp từ: “tre”, “giữ” - Nhân hóa: “ tre chống lại sắt thép của quân thù”, “xung phong vào xe tăng, đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”, “hi sinh để bảo vệ con người”, “anh hùng lao động”, “anh hùng chiến đấu”. - Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời văn, câu văn, nhấn mạnh vai trò quan trọng của cây tre trong đời sống và chiến đấu; làm cho hình ảnh cây tre hiện lên sinh động, đầy sức sống như có hơi thở, có linh hồn. |
III. TẬP LÀM VĂN |
*Phương pháp: Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự. * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức : Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc tác phẩm hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung: - Giới thiệu về bản thân, hoàn cảnh hiện tại. - Hồi tưởng về quá khứ: + Chiếc lược ngà làm gợi nhớ lại chuyện năm 8 tuổi. + Cảm xúc hối hận, tự trách bản thân về việc năm xưa đã lạnh nhạt, hỗn láo với ba. + Cảm xúc buồn, thương khi nhận ra ba và cũng là lần cuối được thấy ba. - Hiện tại: + Kể lại cảm xúc, nỗi nhớ của hiện tại và gửi đến bạn đọc niềm trân trọng ba mẹ khi còn chưa muộn. + Tự hứa với ba sẽ sống tốt, hoàn thành các nhiệm vụ để ba được an lòng. - Khẳng định tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu. |