Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Tải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I (4 điểm) : Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là ....
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là ....
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ....
(Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40)
Câu 1: Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên
Câu 2: Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong câu chuyện.
Câu 3: Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “ Một ngàn lời cả ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi).
Phần II (6 điểm)
Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có những câu thơ thật đẹp:
Thuyền ta lái gió với buồm trang
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ trên để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên hòa quyện với vẻ đẹp của con người trong lao động. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán).
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ mà hình ảnh cánh buồm được xuất hiện rất đẹp. Chép chính xác những câu thơ có chứa hình ảnh đó và cho biết nó thuộc bài thơ nào của ai?
.................................Hết.....................................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
PHẦN I |
Câu 1: *Phương pháp : Đọc, hiểu *Cách giải: - Danh tướng xưng hô với người thầy: thầy - con thể hiện thái độ kính trọng, lễ phép của một người trò với thầy. => Vị danh tướng dù đã quyền cao chức trọng, vẫn ko vì thế mà mất đi niềm kính trọng với người thầy, gặp lại thầy, ông đã bỏ qua địa vị mình là danh tướng mà đặt mình trở lại vị trí của người trò từng chịu ơn dạy dỗ, đó còn là thái độ biết ơn, cảm phục thầy. Câu 2: *Phương pháp: Đọc, hiểu. *Cách giải: - Dấu hai chấm có tác dụng đánh dấu lời hội thoại của nhân vật. Câu 3: *Phương pháp : giải thích, phân tích, bình luận, tổng hợp *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về vấn đề biết ơn thầy cô giáo. + Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để nghị luận về đoạn văn. - Hướng dẫn cụ thể: *Giải thích: lời cảm ơn: là lời nói bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người đã từng giúp mình. Cúi chào thầy cũ là hành động chân thành bày tỏ tấm lòng yêu mến, vẫn luôn nhớ về người đã từng dìu dắt, dạy dỗ mình. Một ngàn lời nói cảm ơn sẽ không thể giá trị bằng việc mình luôn ghi nhớ công ơn của người thầy cũ, mình biết gặp lại người từng giúp mình, biết cúi đầu chân thành tạ ơn. => câu nói đề cao thái độ biết ơn đối với thầy cô từng dạy dỗ mình. *Phân tích, bàn luận vấn đề: + Những lời nói cảm ơn tuy là lời nói thể hiện sự biết ơn, nhưng dù cảm ơn một ngàn lần rồi sau đó ta quên đi những người đã dạy dỗ, hoặc thờ ơ vô tâm với người thầy từng dạy dỗ thì lời cảm ơn sẽ mất giá trị. + Cúi đầu chào thầy cũ quan trọng hơn ngàn lời cảm ơn: ./ Thầy cũ là người từng dìu dắt ta năm xưa, thế nhưng rất nhiều lí do mà con người quên đi hoặc cố tình quên đi người thầy đã giúp đỡ, dạy dỗ mình. ./ Tương lai mỗi người có thể ở những vị trí khác nhau, có những thành công khác nhau. Có nhiều người thành danh, thành đạt, có thể có người quyền cao chức trọng. Điều quan trọng là gặp lại thầy cũ họ vẫn biết cúi đầu chứ không kiêu ngạo, không vì vị thế hiện tại của bản thân mà quên mất lòng kính nể biết ơn vị thầy cũ từng dạy dỗ mình. ./ Cái cúi đầu không chỉ là sự kính mến, biết ơn dành cho người có ơn với mình, người thầy đã dạy dỗ mà còn bộc lộ đây là con người biết đối nhân xử thế, trọng tình nghĩa. ./ Biết cúi đầu chào thầy cũ cũng là món quà tri ân sâu sắc tới những người thầy. Một lần về thăm và cúi đầu chào giá trị hơn nhiều lời cám ơn hờ hững. ./ Sống mà biết cúi đầu biết ơn mới làm nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công. + Dẫn chứng: Vị thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 20/11 vẫn về thăm lại trường cũ, vẫn kính cẩn, kính trọng các thầy cô. * Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể. |
PHẦN II |
Câu 1: *Phương pháp: dựa vào phần đọc hiểu văn bản *Cách giải: - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1958, khi miền Bắc đã giải phóng đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, Huy Cận có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, lấy cảm hứng từ công việc của những ngư dân miền biển, tác giả đã viết lên bài thơ nài. Câu 2: *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. *Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đúng hình thức đoạn văn quy nạp, sử dụng và chú thích đúng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán. Yêu cầu nội dung: - Thiên nhiên: là màn đêm bao la, rộng lớn trên biển - Con người: tầm vóc cũng trở nên lớn lao, sánh cùng vũ trụ, con người hoà cùng thiên nhiên làm chủ thiên nhiên - Nghệ thuật nói quá tô đậm hình ảnh con người làm chủ thiên nhiên - Các từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự thể hiện con người đang tìm cách chinh phục thiên nhiên như một cuộc chiến hồi hộp, căng thẳng => Con người hiện lên là con người yêu thiên nhiên, hăng say lao động - Nghệ thuật: âm hưởng thơ khoẻ khoắn, hào hùng, liên tưởng thú vị, hình ảnh thơ độc đáo. Tổng kết Câu 3: *Phương pháp: nhớ nội dung các bài thơ đã học. *Cách giải: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương - Tế Hanh) |