Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Em hãy chia sẻ thói quen tiêu dùng của bản thân hoặc người thân trong gia đình và nêu kết quả của mỗi thói quen đó
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 38 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Em hãy chia sẻ thói quen tiêu dùng của bản thân hoặc người thân trong gia đình và nêu kết quả của mỗi thói quen đó
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân và gia đình để hoàn thành câu hỏi
Lời giải chi tiết:
STT |
Thói quen tiêu dùng |
Kết quả |
1 |
Mua đồ ăn bên ngoài thay vì nấu ăn tại nhà |
- Tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc chuẩn bị và nấu ăn - Tốn kém, đồ ăn ngoài thường đắt hơn so với đồ ăn nấu tại nhà - Một số loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe |
2 |
Mua đồ theo ý thích, không có kế hoạch chi tiêu cụ thể |
- Lãng phí, mua những thứ không cần thiết - Thâm hụt chi tiêu |
3 |
Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể theo tháng/tuần/ngày |
- Tiết kiệm chi phí sinh hoạt - Có thể tiết kiệm được một khoản tiền phòng trường hợp cần dùng |
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 38 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
a. Trong các hình ảnh trên, bạn nào có thói quen tiêu dùng tốt, bạn nào có thói quen tiêu dùng chưa tốt? Vì sao?
b. Theo em, thế nào là tiêu dùng thông minh?
c. Từ những hình ảnh trên, em hãy cho biết biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. Những hành vi tiêu dùng thông minh mang lại lợi ích gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức ảnh và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a.
Hình ảnh |
Tốt |
Chưa tốt |
Giải thích |
1 |
x |
Bạn Nam đã lập kế hoạch chi tiêu cụ thể để tiết kiệm tiền mua quà mừng thọ cho bà. Việc làm của bạn sẽ giúp bạn cân đối được các khoản chi tiêu, tiết kiệm được một số tiền mà bạn ấy mong muốn |
|
2 |
x |
Bạn nữ đã mua giày ở thương hiệu uy tín, có nhiều người ưa thích để tránh lãng phí tiền bạc. Đôi giày mua ở thương hiệu uy tín sẽ có chất lượng tốt hơn và sẽ sử dụng được lâu hơn. |
|
3 |
x |
Bạn nam chưa tiêu tiền một cách hợp lí. Dù loại bút đó ở nhà còn nhiều nhưng bạn vẫn mua mới, vậy là lãng phí không cần thiết |
|
4 |
x |
Bạn nữ chưa có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể. Bạn ấy đang chi tiêu theo ý thích. Việc này có thể sẽ dẫn đến việc lãng phí |
b. Tiêu dùng thông minh là việc biết chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của bản thân
c.
Biểu hiện tiêu dùng thông minh |
Biểu hiện tiêu dùng kém thông minh |
- Tìm hiểu kĩ các sản phẩm trước khi mua - Sử dụng nguồn thông tin đa dạng để tìm hiểu về mặt hàng muốn mua - Có kế hoạch chi tiêu cụ thể - Giữ gìn, bảo dưỡng sản phẩm cẩn thận để kéo dài tuổi thọ và giá trị sử dụng của chúng |
- Mua sắm bừa bãi, không có kế hoạch - Dễ tin lời quảng cáo, không tìm hiểu kĩ thông tin - Chi tiêu không kiểm soát, vượt quá khả năng tài chính của bản thân - Sử dụng đồ dùng bừa bãi, không chú ý bảo trì bảo dưỡng |
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 39 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Để trở thành người tiêu dùng thông minh, cần chú ý thực hiện một số cách sau đây:
a. Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy nêu những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán. Theo em, những việc làm đó mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?
b. Dựa vào hướng dẫn trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các cách tiêu dùng thông minh của bản thân. Nêu ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ thông tin và quan sát các hình ảnh để trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán
- Chỉ mua những vật dụng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, phù hợp với khả năng thanh toán và nhu cầu của bản thân
- Khi cần mua các sản phẩm nên tìm hiểu các thông tin về chất lượng, giá cả, công dụng, mẫu mã,.. bằng cách sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để chọn lọc thông tin chính xác nhất
- Chỉ sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc đảm bảo chất lượng, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và sử dụng đúng cách
- Trước khi thanh toán cần kiểm tra kĩ sản phẩm, giá cả, số tiền phải thanh toán
- Khi mua hàng trực tuyến, cần kiểm tra kĩ hàng hóa khi nhận, chỉ thanh toán trước với các thương hiệu uy tín
- Bảo mật thông tin, tài khoản và lưu lại hóa đơn, chứng từ giao dịch để xử lí cần thiết
Những việc làm trên giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm chi phí mua sắm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo được an toàn khi mua sắm
b. Nhận xét cách tiêu dùng thông minh của bản thân
- Chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể, vẫn còn mua theo ý thích
- Tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm
VD: Khi cần mua một chiếc máy ảnh mới, em đã dành thời gian để tìm hiểu về các tính năng, hiệu suất và đánh giá của các dòng máy khác nhau trước khi quyết định mua
- Sử dụng sản phẩm an toàn
VD: Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng các thiết bị điện tử mới và tuân thủ các biện pháp an toàn khi sử dụng chúng
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 41 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Trong các trường hợp dưới đây, ai là người tiêu dùng thông minh, ai là người tiêu dùng kém thông minh? Vì sao?
a. Khi mua hàng, chị A luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
b. Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
c. Khi mua rau, củ, quả, bạn Q tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.
d. Khi mua hàng trực tuyến, bạn B thường tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua để ra quyết định.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và nêu quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
a. Chị A là người tiêu dùng thông minh vì chị ấy đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi quyết định mua.
b. Anh C có thể được xem xét là người tiêu dùng kém thông minh trong trường hợp này. Mặc dù việc mua sắm các sản phẩm nhập khẩu có thể mang lại cam kết về chất lượng, nhưng việc chỉ tập trung vào sản phẩm nhập khẩu có thể làm cho anh ấy bỏ qua các sản phẩm nội địa chất lượng tương đương hoặc cao hơn.
c. Bạn Q là người tiêu dùng thông minh vì bạn ấy đảm bảo rằng sản phẩm mua là có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy, giúp tránh được việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không an toàn.
d. Bạn B là người tiêu dùng thông minh. Việc tham khảo ý kiến của những người dùng trước đó giúp bạn ấy có cái nhìn toàn diện về sản phẩm, từ đó ra quyết định mua hàng thông minh và đáng tin cậy.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 41 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét hành vi mua sắm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
a. Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ cùng em gái 10 tuổi đi mua vở, đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Thấy hai anh em chuẩn bị đến cửa hàng văn phòng phẩm, mẹ nhắc H ghi ra những thứ cần mua nhưng H cho rằng cứ đến cửa hàng là sẽ mua được đầy đủ.
b. Bạn D rất thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thấy ở chợ có người bán hộp thịt cua, ghẹ với giá rẻ hơn hẳn so với mua hàng tươi sống, D quyết định mua mặc dù không rõ nguồn gốc.
c. Một người bạn thân trong lớp gửi thông tin về loại áo chống nắng rất hợp với tuổi học sinh, được giảm giá 20% nếu mua từ 2 áo trở lên và rủ C cùng mua để được hưởng khuyến mại. C cân nhắc và quyết định từ chối vì không có nhu cầu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và vận dụng cách tiêu dùng thông minh để đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
a. Trong trường hợp này, H không thực hiện hành vi tiêu dùng thông minh khi không lập danh sách những thứ cần mua trước khi đi mua sắm. Thay vào đó, bạn ấy chỉ tin tưởng rằng khi đến cửa hàng là sẽ mua được đủ mọi thứ cần thiết. Việc này có thể dẫn đến việc mua những thứ không cần thiết hoặc quên mất một số mặt hàng quan trọng.
b. Trong trường hợp này, D thực hiện hành vi tiêu dùng kém thông minh khi mua sản phẩm mà không biết rõ nguồn gốc. Mặc dù giá rẻ hơn, việc mua thịt cua, ghẹ không rõ nguồn gốc có thể đưa đến rủi ro về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
c. Trong trường hợp này, C thực hiện hành vi tiêu dùng thông minh khi cân nhắc và quyết định từ chối mua sản phẩm mặc dù có khuyến mãi. Bằng cách này, C đảm bảo rằng bạn ấy chỉ mua những sản phẩm cần thiết và không bị lãng phí tiền bạc vào những món không cần thiết.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 41 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Hãy nêu lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh dưới đây:
a. Chị A thường tìm mua những đồ gia dụng có nhiều chức năng và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả các chức năng đó.
b. Đang chuẩn bị xây nhà, anh B chủ động tham khảo chất lượng và giá cả sản phẩm từ nhiều nguồn cung ứng vật liệu khác nhau để ra quyết định mua.
c. Bạn H thường tìm những kênh bán hàng trực tuyến có uy tín để mua sắm.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Em đọc kĩ các tình huống để hoàn thành bài tập
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 37 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Tư vấn cho nhân vật trong các trường hợp dưới đây thực hiện cách tiêu dùng thông minh:
a. Lên lớp 9, K được mua xe đạp mới để đi học. Em hãy gợi ý cho bạn K cách tìm hiểu thông tin sản phẩm để chọn được chiếc xe đạp phù hợp
b. Y được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ mua thức ăn cho cả nhà. Em hãy tư vấn giúp Y lên kế hoạch mua sắm và lựa chọn sản phẩm an toàn
Phương pháp giải:
Em dựa vào hướng dẫn tiêu dùng thông minh và hiểu biết cá nhân để tư vấn cho các nhân vật trong 2 tình huống
Lời giải chi tiết:
a. Cách K có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm để chọn được chiếc xe đạp phù hợp:
- Tìm kiếm các thông tin về các dòng xe đạp phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình trên internet. Đọc các đánh giá từ người dùng khác để hiểu rõ hơn về chất lượng và hiệu suất của từng loại xe.
- Đi thăm các cửa hàng xe đạp để xem trực tiếp và thử nghiệm các mẫu xe. Hỏi nhân viên cửa hàng về các tính năng, đặc điểm và lợi ích của từng loại xe để có sự đánh giá chính xác.
- Xem xét ngân sách của mình và chọn một chiếc xe đạp có giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tính năng phù hợp.
- So sánh các mẫu xe theo các tiêu chí như giá cả, chất lượng, tính năng, thương hiệu để có quyết định cuối cùng.
b. Để lên kế hoạch mua sắm và lựa chọn sản phẩm an toàn khi đi chợ, Y có thể thực hiện các bước sau:
- Lập kế hoạch mua sắm: Xác định danh sách các mặt hàng cần mua và ước tính số lượng cần cho mỗi mặt hàng. Đảm bảo rằng danh sách mua sắm phản ánh đúng nhu cầu và khẩu vị của cả gia đình.
- Tìm hiểu về sản phẩm: Trước khi mua hàng, hỏi nhân viên cửa hàng hoặc tìm hiểu trên internet về nguồn gốc, chất lượng và cách sử dụng an toàn của các loại thực phẩm và hàng hoá khác nhau.
- Kiểm tra chất lượng: Chọn lựa những sản phẩm có hạn sử dụng lâu dài, không bị hỏng hoặc hư hỏng. Kiểm tra ngày sản xuất, hạn sử dụng và các yếu tố khác để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đọc nhãn mác và hướng dẫn sử dụng: Đọc kỹ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng trên bao bì để đảm bảo rằng sản phẩm được sử dụng đúng cách và an toàn cho sức khỏe
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 41 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức
Hãy liệt kê một số việc em đã vận dụng cách tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hằng ngày, nêu kết quả và chia sẻ với các bạn
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân để thực hiện bài tập
Lời giải chi tiết:
Việc làm |
Kết quả |
Lập kế hoạch mua sắm |
Tránh việc mua những mặt hàng không cần thiết và tối ưu hóa thời gian và tiền bạc của mình. |
Tìm hiểu kĩ thông tin trước khi mua hàng |
Mua được những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phù hợp |