Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 11 trang 71 SGK Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 kết nối tri thức Chủ đề 7: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt


Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhân xét của em về tình huống đó.

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 71 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhân xét của em về tình huống đó.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

- H là thợ điện, dựng xe máy loại xe LEAD có giá trị 35 triệu đồng ở rìa đường để trèo lên cột điện sửa chữa điện nhưng quên không rút chìa khoá. C đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của H, gạt chân chống xe lên rồi nổ xe phóng đi. H ở trên cột điện nhìn thấy C lấy xe máy của mình nhưng không làm gì được.

- C có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản (lấy xe máy của H có giá trị 35 triệu đồng), H là chủ xe máy biết là C lấy xe máy của mình mà không thể giữ được. Hành vi đó của C là hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản. Do đó C đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 71 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo em, người cảnh sát giao thông có nên bỏ qua lỗi của anh T không? Vì sao?

2. Quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được thể hiện như thế nào trong tình huống trên?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và nêu lên ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:

1. Theo em, người cảnh sát giao thông không nên bỏ qua lỗi của anh T. Vì vượt đèn đỏ rất nguy hiểm cho chính anh T và người tham gia giao thông. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kỳ thời gian nào. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt.

2. Trong tình huống trên, quy tắc xử sự bắt buộc chung được thể hiện ở chỗ bất kể vì lí do gì, khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc luật giao thông ở mọi nơi, vào bất kỳ thời gian nào. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 72 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi:

1. Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp này?

2. Để các quy phạm phố biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

3. Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ trường hợp, dựa vào hiểu biết và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1. N bị xử phạt vì chưa đủ tuổi để sử dụng xe máy và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trong trường hợp trên tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện: Là mỗi người dân khi điều khiển mô tô, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhà nước cũng quy định về độ tuổi được tham gia điều khiển xe máy. Theo như quy định trên thì tối thiểu phải là người đủ 16 tuổi mới được lái xe, tuy nhiên nên lưu ý ở độ tuổi này thì chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên,.. Các trường hợp khác khi cho trẻ lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa đủ các giấy tờ cần thiết sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

2. Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức:

- Pháp luật phải thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3.

- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật và thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu những quy tắc sử dụng chung mang tính phổ biến.

VD: pháp luật quy định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.

- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

VD: hiến pháp, bộ luật: quốc hội mới có quyền ban hành.

- Tính bắt buộc: pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định.

VD:

+ Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm con cái ngược đãi cha mẹ ông bà ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

+ Luật giao thông chỉ định người dân khi đi hoặc ngồi xe gắn máy, xe mô tô bắt buộc phải mang nón bảo hiểm ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 73 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của Công ty Hóa chất A đã vi phạm quy định của luật nào? Việc xử phạt đối với Công ty Hóa chất A có tác dụng như thế nào?

2. Em hãy nêu một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước mà em biết.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ trường hợp để chỉ ra sai phạm của Công ty Hóa chất A. Nêu được một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước.

Lời giải chi tiết:

1. Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của công ty hoá chất A đã vi phạm quy định của luật Bảo vệ môi trường. Việc xử phạt đối với Công ty hoá chất A có tác dụng khiển trách, răn đe, bảo vệ môi trường và làm gương cho các công ty khác tránh không phạm luật bảo vệ môi trường.

2. Một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của nhà nước mà em biết như:

- Công ty thì phải nộp các loại thuế ( thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế môn bài…)

- Công dân đủ 18 tuổi mới được đăng ký kết hôn

- Trẻ em đủ 6 tuổi sẽ được đi học

- Công dân có bằng lái xe mới được điều khiển xe máy….

Khám phá 4

Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 73 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B như thế nào?

2. Em hãy nêu ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Phương pháp giải:

- Em đọc kĩ thông tin và mô tả việc pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B.

- Nêu được ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Lời giải chi tiết:

1. Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B là: buộc công ty X phải tiếp nhận lại anh B, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ của anh và hoàn trả anh các chế độ theo quy định.

2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân:

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 74 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật. Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc các nội dung và dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

a. Người lao động có các quyền: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử.... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).

=> Vì đây là điều khoản quyền lợi của người lao động do nhà nước ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 74 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy chỉ ra các đặc điểm của pháp luật thể hiện trong các quy định sau:

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).

=> Không được bắt trẻ chưa đủ tuổi lao động đi làm việc.

b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (Khoản 1 Điểu 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

=> Bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm.

c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. (Khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).

=> Bảo vệ quyền lợi trẻ em.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 75 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức bài học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Đúng vì pháp luật là những điều lệ ban hành định hướng các mối quan hệ xã hội cần theo một khuôn khổ thống nhất.

b. Sai. Vì pháp luật được ban hành để bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân.

c. Sai. Mọi công dân đều phải thực hiện đúng pháp luật.

d. Sai. Vì nếu không có pháp luật thì công dân sẽ không chấp hành theo những những kế hoạch hay lời tuyên truyền...

e. Đúng. Công dân có quyền thực hiện nghĩa vụ và lợi ích của mình theo pháp luật.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 75 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong các trường hợp sau:

Việc xử phạt của cảnh sát gia thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?

Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?

Phương pháp giải:

Em đọc các trường hợp và dựa vào hiểu biết cùng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa  đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: hạn chế xảy ra các tai nạn giao thông, giúp người tham gia giao thông ý thức hơn và chấp hành tốt các quy định ban hành.

b. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm: để tránh trường hợp người dân phải sử dụng các loại thực phẩm không nguồn gốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, là bài học cho những người nhập hàng không rõ nguồn gốc.

Luyện tập 5

Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 75 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Theo em, xe cứu thương, xe cứu hỏa trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc trường hợp và dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Xe cứu thương, xe cứu hỏa trong trường hợp trên không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Vì xe cứu hỏa và xe cứu thương trong trường hợp này là đang đi cứu người gặp nguy hiểm nên việc ưu tiên cho 2 loại xe này là hoàn toàn chính xác.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dung 1 trang 75 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta, mọi công dân Việt Nam đều có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc

=> Bài học: Khi làm việc một môi trường không tốt mình có thể kiến nghị lên cấp trên, và có thể chọn lựa những công việc phù hợp với bản thân của mình.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi  Vận dụng 2 trang 75 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9 – 11, em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Pháp luật nắm giữ một vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình. Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật. Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


Cùng chủ đề:

Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 5 trang 26 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 7 trang 39 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 8 trang 48 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 9 trang 52 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 10 trang 61 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 11 trang 71 SGK Chân trời sáng tạo
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 12 trang 76 SGK Chân trời sáng tạo
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 13 trang 83 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 13 trang 93 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 14 trang 88 SGK Kết nối tri tuhwcs
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 bài 16 trang 98 SGK Kết nối tri thức