Giải hoạt động cơ bản – Bài 12A: Những con người giàu nghị lực — Không quảng cáo

Giải sách VNEN Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 Bài 12A: Những con người giàu nghị lực


A. Hoạt động cơ bản - Bài 12A: Những con người giàu nghị lực

Giải bài 12A: Những con người giàu nghị lực phần hoạt động cơ bản trang 123, 124, 125 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Câu 1

Trao đổi để trả lời các câu hỏi:

- Người giàu nghị lực là người như thế nào?

- Nêu ví dụ về người được coi là giàu nghị lực?

Lời giải chi tiết:

Người giàu nghị lực là người tự bản thân họ vươn lên, nỗ lực hết mình, chịu khó lao động làm để thành công. Những người nghị lực thường có ý chí kiên định, đã quyết làm việc gì thì sẽ làm cho đến nơi đến chốn; dù cho phải đương đầu với khó khăn nào, họ cũng sẽ vượt qua.

Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

"Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi

Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.

(Theo Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam )

Câu 3

Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Cùng luyện đọc.

Câu 5

Cùng tìm hiểu bài.

1) Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

2) Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào ?

(Hãy kể việc Bạch Thái Bưởi đã làm và kết quả.)

3) Em hiểu thế nào là “Một bậc anh hùng kinh tế” ?

4) Theo bạn, Bạch Thái Bưởi đã thành công nhờ những lí do gì?

a. Nhờ chí vươn lên, thất bại không nản lòng

b. Biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt

c. Có vốn lớn và may mắn trong kinh doanh

d. Biết tổ chức công việc kinh doanh

(Chọn các ý đúng để trả lời.)

Lời giải chi tiết:

1) Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Sau đó ông kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,…

2) Bạch Thái Bưởi cho người đến các bến tàu để diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.

3) Theo em, “Một bậc anh hùng kinh tế” nghĩa là người giành được những thành tích lớn, những thắng lợi phi thường trong lĩnh vực kinh doanh. 4) Bạch Thái Bưởi đã thành công nhờ những lí do:

a. Nhờ chí vươn lên, thất bại không nản lòng

d. Biết tổ chức công việc kinh doanh


Cùng chủ đề:

Giải hoạt động cơ bản – Bài 9A: Những điều em mơ ước
Giải hoạt động cơ bản – Bài 9B: Hãy biết ước mơ
Giải hoạt động cơ bản – Bài 11A: Có chí thì nên
Giải hoạt động cơ bản – Bài 11B: Bền gan vững chí
Giải hoạt động cơ bản – Bài 11C: Cần cù, siêng năng
Giải hoạt động cơ bản – Bài 12A: Những con người giàu nghị lực
Giải hoạt động cơ bản – Bài 12B: Khổ luyện thành tài
Giải hoạt động cơ bản – Bài 12C: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng
Giải hoạt động cơ bản – Bài 13A: Vượt lên thử thách
Giải hoạt động cơ bản – Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
Giải hoạt động cơ bản – Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?