Giải hoạt động cơ bản - Bài 19A: Sức mạnh của con người — Không quảng cáo

Giải sách VNEN Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 Bài 19A: Sức mạnh của con người


A. Hoạt động cơ bản - Bài 19A: Sức mạnh của con người

Giải bài 19A: Sức mạnh của con người phần hoạt động cơ bản trang 3, 4, 5, 6 sách VNEN Tiếng Việt 4 với lời giải dễ hiểu

Câu 1

Cùng bạn xem tranh và nói về các bạn được vẽ trong tranh:

a. Bàn tay của bạn đứng cạnh gốc cây có gì đặc biệt?

b. Đôi tai của bạn mặc quần áo màu xanh có gì đặc biệt?

c. Bàn tay và đôi tay của các bạn khác có gì đặc biệt không?

Lời giải chi tiết:

Quan sát bức tranh, em thấy:

a. Bàn tay của bạn đứng cạnh gốc cây có các ngón tay dài và sắc.

b. Đôi tai của bạn mặc quần áo màu xanh rất to và dài.

c. Bàn tay của bạn mặc quần áo màu nâu rất to và đôi tay của bạn mặc bộ quần áo hồng rất khoẻ.

Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc câu chuyện sau:

Bốn anh tài

1. Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

2. Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

3. Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

4. Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.

5. Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.

(Còn nữa)

(Truyện cổ dân tộc Tày)

Câu 3

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Cùng luyện đọc

Câu 5

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Nối tên của nhân vật ở cột A với từ ngữ ở cột B miêu tả đúng sức khoẻ và tài năng của từng người trong truyện Bốn anh tài .

2) Điều gì xảy ra với quê hương khiến cẩu Khây quyết chí lên đường?

a. Một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật xuất hiện.

b. Khắp nơi đồng ruộng khô cạn, cây côi cằn cỗi.

c. Nước dâng ngập tận mái nhà làm bản làng tan hoang.

3) Bốn người bạn rủ nhau cùng làm việc gì?

a. Đắp đập dẫn nước vào ruộng.

b. Lên đường diệt trừ yêu tinh.

c. Tát nước, làm máng dẫn nước vào ruộng.

Lời giải chi tiết:

1) Nối:

2) Điều gì xảy ra với quê hương khiến cẩu Khây quyết chí lên đường là: Một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật xuất hiện.

Đáp án: a

3) Bốn người bạn rủ nhau cùng: Lên đường diệt trừ yêu tinh.

Đáp án: b

Câu 6

Tìm hiểu chủ ngữ  trong câu kể Ai làm gì?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

(Theo Tiếng Việt 2 , 1988)

1) Những câu nào trong đoạn trích là câu kể Ai làm gì?

2) Trong mỗi câu kể Ai làm gì? vừa tìm được, từ ngữ nào là chủ ngữ?

Gợi ý: Em tìm bộ phận chính thứ nhất của câu, trả lời câu hỏi Ai? Con gì ?

3) Chủ ngữ của câu kể Ai làm gì? có ý nghĩa gì?

a. Chỉ sự vật có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

b. Chỉ sự vật có trạng thái được nói đến ở vị ngữ.

c. Chỉ sự vật có đặc điểm được nói đến ở vị ngữ.

Lời giải chi tiết:

1) Những câu kể "Ai làm gì?" là:

- Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

- Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

- Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

- Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

- Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

2) Chủ ngữ của các câu vừa tìm được là:

Một đàn ngỗng / vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

CN

Hùng / đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

CN

Thắng / mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

CN

Em / liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

CN

Đàn ngỗng / kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

CN

3) Chủ ngữ của câu kể Ai làm gì? có ý nghĩa: Chỉ sự vật có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

=> Đáp án đúng là: a

Ghi nhớ


Cùng chủ đề:

Giải bài tập VNEN tiếng việt 4 tập 1
Giải bài tập VNEN tiếng việt 4 tập 2
Giải hoạt động cơ bản - Bài 1A: Thương người như thể thương thân
Giải hoạt động cơ bản - Bài 1B: Thương người, người thương
Giải hoạt động cơ bản - Bài 1C: Làm người nhân ái
Giải hoạt động cơ bản - Bài 19A: Sức mạnh của con người
Giải hoạt động cơ bản - Bài 19B: Cổ tích về loài người
Giải hoạt động cơ bản - Bài 19C: Tài năng của con người
Giải hoạt động cơ bản - Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi
Giải hoạt động cơ bản - Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam
Giải hoạt động cơ bản - Bài 20C: Giới thiệu quê hương